moitruongplus Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Nhận được phản ánh của người dân tại xã Ea R’Bin về việc hàng ngày có cả trăm lượt xe chở đất tại buôn Sa Pốk đi thi công công trình bờ kè sông Krông Nô gây gây ô nhiễm môi trường, trong ngày 25, 26/4 theo ghi nhận của phóng viên (PV) tại buôn Sa Pốk xã Ea R’Bin những chiếc xe ben loại 8 tấn (xác xe) mang biển kiểm soát (BKS) lần lượt là 47C-137.70; 47C-317.36; 47C-197.45; 48H-012.59; 49H-015.78; 48C-085.81; 48E-002.42 nối đuôi nhau vào lấy đất đi tiêu thụ khiến bụi mù mịt, đất đai rơi vãi dọc đường.

Được biết, hiện nay, xã Ea R’Bin đang trong tình trạng hạn hán, đất đai khô cằn nên việc khai thác đất cùng với tình trạng xe ben chạy với tần suất cao, rơi vãi đất dọc đường, bụi bặm phủ kín đường dân sinh đã gây nên sự bức xúc cho các hộ dân tại đây.





Khai thác đất để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép có nguy cơ gây sạt lở vào mùa mưa.

Theo người dân ở đây cho biết việc khai thác và vận chuyển đất được diễn ra gần 2 tuần nay. "Xe chạy tự 6h sáng cho tới chiều tối, ngày nào cũng chạy, dân ở đây có báo với xã rồi mà xe nó vẫn chạy bình thường” - một người dân sinh sống ở đây trao đổi thêm.


Những chiếc xe ben chở đất có tổng trọng lượng khoảng 15 tấn cày nát đường dân sinh, bụi bay mù mịt.

Ngày 25/4, trao đổi với ông Đặng Xuân Kiên, Chủ tịch UBND xã Ea R’Bin, ông Kiên cho biết, đoàn xe PV phản ánh đang lấy đất chở đi thi công dự án bờ kè sông Krông Nô, dự án này do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Lắk làm chủ đầu tư và vị trí múc đất là do người dân hiến đất. "Ban quản lý dự án cũng chưa có thông báo gì cho xã về việc múc đất ở đâu và chủ miếng đất được khai thác cũng chưa lên báo cáo với xã về việc san gạt và múc đất ra ngoài” - ông Kiên cho biết thêm.

Điều đáng nói, mặc dù đã phản ánh tới UBND xã Ea R’Bin tình trạng trên, thế nhưng vào ngày hôm sau việc khai thác đất và xe vận chuyển đất đi thi công dự án vẫn diễn ra bình thường. Được biết, để đến công trình thì đoàn xe này phải đi qua cổng UBND xã Ea R’Bin.


Hàng ngày, có cả trăm lượt xe vào lấy đất đi thi công dự án, người dân đã nhiều lần phản ánh tới chính quyền nhưng vô tác dụng.

Phản ánh tình trạng này tới Trung tá Nguyễn Danh An - Đội trưởng Đội CSGT-TT Công an huyên Lắk, ông An cho biết sẽ cho cán bộ xuống kiểm tra và sẽ báo lại cho PV.

Từ diễn biến trên, liệu việc khai thác đất có đúng vị trí được quy định trong quyết định phê duyệt dự án? Đơn vị thi công có xin ý kiến chủ đầu tư? Khi mà hiện tại UBND xã Ea R’Bin chưa nhận được bất cứ báo cáo nào từ phía chủ đất cũng như chủ đầu tư về việc lấy đất từ xã này.


Những chiếc xe chở đất che chắn sơ sài khiến đất đai rơi vãi, bụi mù mịt.

Câu hỏi đặt ra, rằng đơn vị thi công có dùng đất đúng quy định? chất lượng đất có đáp ứng tiêu chuẩn để thi công công trình.

Bên cạnh đó, việc thanh quyết toán công trình sẽ được tính thế nào?. Liệu đây có phải hành vi "rút ruột" tài nguyên trái phép để thi công công trình nhà nước?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin sau khi làm việc với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Lắk./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsfds
bcbcb
fdsfd
ffd

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…

Ea Súp – Đắk Lắk: Cần xử lý nghiêm tình trạng khai thác cát trái phép tại xã Ia JLơi

Bè hút cát hoạt động cả ngày lẫn đêm, xe ben vô tư vào lấy cát đi tiêu thụ. Mặc dù là hành vi khai thác và tiêu thụ cát trái phép nhưng lại công khai rầm rộ một cách khó hiểu.

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác khoáng sản khu vực mỏ đá vôi vì phát hiện hang động thuộc xã Hà Long

Ngày 15/4, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành công văn số 5204/UBND-CN về việc tạm dừng khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ đá vôi phát hiện hang động thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung của Công ty TNHH Tiến Thịnh.

Thanh Hóa: Bãi tập kết đất, đá không phép gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông

Một bãi tập kết đất, đá tự phát nằm trên đất nông nghiệp, hàng lang an toàn giao thông của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn gia thông.

Sóc Sơn (Hà Nội): Ai chịu trách nhiệm xử lý phục hồi môi trường sau việc khai thác đất trái phép?

Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ngân sách nhà nước, tác động xấu đến môi trường mà còn gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị, doanh nghiệp có phép và không phép.

Quy Nhơn - Bình Định: Cần kiểm tra hoạt động mỏ đất tại KCN Long Mỹ gây ô nhiễm môi trường

Việc khai thác và vận chuyển khoáng sản tại mỏ đất Thành Châu trong KCN Long Mỹ đang còn nhiều bất cập bởi công tác bảo vệ môi trường chưa triệt để. Hệ lụy ô nhiễm môi trường, khói bụi, không lắp dặt trạm cân, camera đấy là những gì đang tồn tại nơi đây.