moitruongplus UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.


Ảnh minh họa

Ngày 4/5, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông ký văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ TN&MT kết quả rà soát quy trình đấu giá 3 mỏ cát (Châu Sơn, huyện Ba Vì; Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm; Tây Đằng - Minh Châu, huyện Ba Vì) có mức giá trúng đấu giá quyền khai thác cát cao gấp trăm lần khởi điểm.

Theo UBND TP Hà Nội, báo cáo này nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc "đánh giá sâu, rộng tác động của kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại ba mỏ cát nhằm khắc phục triệt để sơ hở để các tổ chức, cá nhân lợi dụng trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường”.

UBND TP Hà Nội cho biết, các đơn vị trúng đấu giá chỉ được khai thác cát đúng trữ lượng được phê duyệt. Để được cấp giấy phép khai thác mỏ cát trước khi khai thác, các đơn vị phải thực hiện thủ tục hành chính với trình tự theo quy định.

Căn cứ vào trữ lượng mỏ cát, UBND TP Hà Nội cho biết, giá cát chưa khai thác - tức giá trúng đấu giá với 3 mỏ cát Tây Đằng – Minh Châu, Châu Sơn, Liên Mạc lần lượt là 180.500đ/m3, 564.500đ/m3, 800.000đ/m3.

Đối chiếu giá vật liệu xây dựng hiện nay, UBND TP Hà Nội cho rằng, một mét khối cát chưa khai thác ở 3 mỏ cát này đã cao hơn, thậm chí cao gấp nhiều lần so với giá cát đến chân công trình tại địa bàn Hà Nội.

"Việc này dẫn đến các dự án khai thác cát tại 3 mỏ này không thể có lợi nhuận. Khi xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư, các dự án đầu tư sẽ vừa không đạt tiêu chí về lợi nhuận kinh tế, có thể tác động xấu đến an ninh kinh tế và trật tự xã hội”, báo cáo của UBND TP Hà Nội cho hay.

Báo cáo của UBND TP Hà Nội cũng nêu, theo quy định của Luật Khoáng sản, sau khi được cấp quyết định chủ trương đầu tư, đơn vị lập hồ sơ, trình cấp thẩm quyền phê duyệt cấp giấy phép khai thác khoáng sản sẽ có bất cập khi không đáp ứng điều kiện về vốn chủ sở hữu.

Cụ thể, sau cuộc đấu giá tại 3 mỏ cát, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá, đồng nghĩa việc nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá, nên không đủ điều kiện cấp phép theo quy định.

UBND TP Hà Nội đã yêu cầu Sở TN&MT thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng tại Công điện 1087/2023 và các văn bản chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, thực hiện ngay các biện pháp quản lý nhà nước đối với kết quả đấu giá ba mỏ cát nêu trên.

Sở này phải khẩn trương rà soát, thực hiện đầy đủ các quy trình, thủ tục để tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với ba mỏ cát nêu trên theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo kết quả trước ngày 12-6.

Trước đó, ngày 5/11/2023 và ngày 6/11/2023, cơ quan chức năng TP Hà Nội tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở 3 mỏ cát: Châu Sơn, huyện Ba Vì; Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm; Tây Đằng - Minh Châu, huyện Ba Vì. Kết quả có 3 đơn vị trúng đấu giá với tổng số tiền khoảng 1.700 tỷ đồng.

Cụ thể, mỏ cát Châu Sơn có trữ lượng cát được cấp quyền khai thác là hơn 700.000m3. Giá khởi điểm đưa ra đấu giá mỏ cát này là 2,8 tỷ đồng. Qua 89 vòng đấu giá, ban tổ chức xác định giá trúng đấu giá là 396 tỷ đồng, gấp hơn 137 lần giá khởi điểm. Đơn vị trúng đấu giá là Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Viên Sơn.

Mỏ Thượng Cát có trữ lượng cát 500.000m3, có giá khởi điểm 2 tỷ đồng. Qua đấu giá 53 vòng, giá trúng đấu giá là 408 tỷ đồng, gấp gần 200 lần giá khởi điểm. Đơn vị trúng đấu giá là Công ty Đầu tư thương mại Dịch vụ KSP.

Mỏ Tây Đằng – Minh Châu có trữ lượng cát khai thác là gần 5 triệu m3, có giá khởi điểm 19,9 tỷ đồng. Qua 21 vòng đấu giá, giá trúng đấu giá là 883 tỷ đồng, gấp gần 46 lần giá khởi điểm. Đơn vị trúng đấu giá là Cty TNHH Thương mại Phúc Lộc Thịnh.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…

Ea Súp – Đắk Lắk: Cần xử lý nghiêm tình trạng khai thác cát trái phép tại xã Ia JLơi

Bè hút cát hoạt động cả ngày lẫn đêm, xe ben vô tư vào lấy cát đi tiêu thụ. Mặc dù là hành vi khai thác và tiêu thụ cát trái phép nhưng lại công khai rầm rộ một cách khó hiểu.