moitruongplus Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ngân sách nhà nước, tác động xấu đến môi trường mà còn gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị, doanh nghiệp có phép và không phép.

Mới đây, Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải bài viết "Sóc Sơn (Hà Nội): Vụ hủy hoại đất rừng phòng hộ xã Hồng Kỳ bao giờ mới xử lý xong?”, bài viết chuyển tải nội dung Văn bản số 318/UBND-TNMT do ông Phạm Quang Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn ký về việc xử lý vi phạm khai thác tài nguyên đất, hủy hoại đất rừng trên địa bàn xã Hồng Kỳ.

Văn bản trên đã cho thấy rõ quyết tâm cao xử lý dứt điểm vụ việc trên của lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn.

Đồng thời, UBND huyện phê bình đồng chí Chủ tịch UBND xã Hồng Kỳ để xảy ra việc khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép trên địa bàn, mà không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, xử lý triệt để.


Khu vực khai thác đất trái phép tại đồi Truyền thanh, xóm 2, xã Hồng Kỳ.

Hiện tại, UBND huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo Công an huyện điều tra, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân vi phạm để xử lý nghiêm.

Trong quá trình điều tra, nếu có dấu hiệu vi phạm hình sự sẽ phối hợp Viện Kiểm sát nhân dân huyện Sóc Sơn khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo đúng quy định của pháp luật.

Thời điểm phóng viên ghi nhận không còn hoạt động khai thác đất trái phép. Tuy nhiên, tàn tích của nó để lại là những hố sâu ngập nước, những khoảng đất nham nhở, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho người và gia súc. Và đặc biệt hơn hết là ai sẽ phải chịu trách nhiệm thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn?

Việc cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường ban đầu, đạt tiêu chuẩn về an toàn môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người.

Theo Cục Địa chất Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh. Biểu hiện rõ nét nhất là việc sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải; làm ảnh hưởng đến sử dụng nước, ô nhiễm nước, tiềm ẩn nguy cơ về dòng thải axit mỏ... Những hoạt động này đang phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chính trị và xã hội của cộng đồng một cách sâu sắc.

Theo quy định của pháp luật, đối với dự án khai thác khoáng sản được cấp phép, trong quá trình khai thác, các chủ dự án phải thực hiện các biện pháp, kế hoạch cải tạo phục hồi môi trường theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường được phê duyệt; kết thúc khai thác, các chủ dự án thực hiện lập đề án đóng cửa mỏ, nội dung cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện và hoàn thành trong giai đoạn đóng cửa mỏ.

Thế nhưng, đối với việc khai thác khoảng sản trái phép tại khu vực đồi Truyền Thanh, xóm 2, xã Hồng Kỳ nếu như không tìm được đối tượng thực hiện hành vi vi phạm thì việc cải tạo, phục hồi môi trường sẽ vô cùng khó khăn.

Để "đất tặc" hành hoành suốt một thời gian, trước hết phải nói đến trách nhiệm của địa phương, cụ thể là Chủ tịch UBND xã Hồng Kỳ. Được biết, hiện trên địa bàn xã Hồng Kỳ có lắp 3 camera giám sát an ninh (vị trí khu vực khai thác trái phép có lắp 1 chiếc), không biết quá trình khai thác và vận chuyển đất trái phép cơ quan chức năng xã có ghi nhận được hay không?

Pháp luật đã quy định rõ ràng, đối với UBND cấp xã, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo quy định đối với tập thể, cá nhân liên quan nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, mua bán, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không có biện pháp giải quyết, ngăn chặn, xử lý dứt điểm để tái diễn, kéo dài.


Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý kịp thời, trở thành điểm nóng, tập trung đông người, gây bức xúc trong dư luận, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ngân sách nhà nước, tác động xấu đến môi trường mà còn gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị, doanh nghiệp có phép và không phép. Bởi thời gian làm xong tất cả các thủ tục để bắt đầu khai thác một mỏ đất ít nhất phải cần trên 1 năm, đồng thời các tổ chức, cá nhân tiến hành khai thác phải nộp nhiều loại thuế, phí nên giá thành đất hợp pháp cao.

Qua đây, các cơ quan chức năng cũng cần làm rõ khối lượng 25.500 m3 khai thác trái phép đã vận chuyển về dự án nào để san lấp.

Ngoài ra, liên quan đến 2 Văn bản số 318/UBND-TNMT ngày 07/02/2024 và Văn bản số 305/UBND-TNMT ngày 06/02/2024 về việc xử lý vi phạm khai thác tài nguyên đất, hủy hoại đất rừng trên địa bàn xã Hồng Kỳ do UBND huyện ban hành, phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam đã trao đổi qua điện thoại với ông Phạm Quang Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn.

Nội dung cụ thể, sẽ được Môi trường và Đô thị Việt Nam chuyển tải trong bài viết sau.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

hgfh
ffd
gd
fwefw

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác khoáng sản khu vực mỏ đá vôi vì phát hiện hang động thuộc xã Hà Long

Ngày 15/4, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành công văn số 5204/UBND-CN về việc tạm dừng khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ đá vôi phát hiện hang động thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung của Công ty TNHH Tiến Thịnh.

Thanh Hóa: Bãi tập kết đất, đá không phép gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông

Một bãi tập kết đất, đá tự phát nằm trên đất nông nghiệp, hàng lang an toàn giao thông của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn gia thông.

Quy Nhơn - Bình Định: Cần kiểm tra hoạt động mỏ đất tại KCN Long Mỹ gây ô nhiễm môi trường

Việc khai thác và vận chuyển khoáng sản tại mỏ đất Thành Châu trong KCN Long Mỹ đang còn nhiều bất cập bởi công tác bảo vệ môi trường chưa triệt để. Hệ lụy ô nhiễm môi trường, khói bụi, không lắp dặt trạm cân, camera đấy là những gì đang tồn tại nơi đây.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Hòa Bình: Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại khu vực suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng khai thác. (Theo thông tin từ Công an xã Cao Sơn vào ngày 3/4/2024).

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng bắt giữ tàu cát ‘lậu’

Tối ngày 27/3, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình bắt giữ thành công một tàu cát ‘lậu’.