moitruongplus Việc khai thác và vận chuyển khoáng sản tại mỏ đất Thành Châu trong KCN Long Mỹ đang còn nhiều bất cập bởi công tác bảo vệ môi trường chưa triệt để. Hệ lụy ô nhiễm môi trường, khói bụi, không lắp dặt trạm cân, camera đấy là những gì đang tồn tại nơi đây.

Từ việc ghi nhận hoạt động khai thác đất cũng như đánh giá công tác bảo vệ môi trường tại các Khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bình Định, trong đó việc Mỏ đất nằm trong KCN Long Mỹ do Công ty Cổ phần Xây dựng TC Bình Định (địa chi tại sổ 03 Lê Lai, phường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) khai thác đất làm vật liệu san lấp tại núi Đá Đen, xã Phước Mỹ, thành phố Quy Nhơn đang gây nên nhiều phiền phức cho người dân sinh sống quanh khu vực bởi việc khai thác khiến bụi mù mịt, xe vận chuyển khoáng sản đi tiêu thụ chạy với tần suất cao, rơi vãi đất, ...


Những chiếc xe 3 chân nối đuôi nhau vào mỏ lấy đất khiến bụi mù mịt.

Để có cái nhìn khách quan, PV đã đến mỏ đất này để tìm hiểu, theo ghi nhận thực tế, ngay tại cổng KCN, hàng chục chiếc xe ben nối đuôi nhau chạy tấp nập ra vào khu mỏ trên để lấy đất. Với tần suất cao như vậy, việc con đường nối từ mỏ đất ra tuyến đường Long Thạnh - Long Mỹ luôn mù mịt khói bụi, đất đai rơi vãi, tiếng còi xe ben hú hét...

Chưa dừng lại ở đó, tại phạm vi khai thác mỏ, đơn vị khai thác đã không lắp trạm cân, không lắp camera theo dõi. Không thực hiện lắp đặt hệ thống phun tưới nước giảm thiểu bụi kéo theo do quá trình vận chuyển đất gây nên.


Mỏ đất trong KCN Long Mỹ do Công ty Cổ phần Xây dựng TC Bình Định.

Từ ghi nhận trên, chúng tôi đã liên hệ và trao đổi với đại diện của Công ty Cổ phần Xây dựng TC Bình Định, ông Nguyễn Đình Hảo cho biết: "hiện tại mỏ đất chưa được lắp camera và trạm cân và công ty cũng sẽ lắp đặt trong thời gian tới. Quá trình hoạt động vận chuyển chưa tránh khỏi bụi bặm, công ty chỉ có mỏ đất, còn xe vận tải là của đơn vị khác.” Ông cũng thừa nhận việc mỏ chưa thực hiện đảm bảo lắp đặt trạm cân theo quy định.

Theo Khoản 2, Điều 42, Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 19/11/2016 của Chính phủ quy định: "Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, trừ hộ kinh doanh, phải lắp đặt trạm cân tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác; lắp đặt camera giám sát tại các kho chứa đểlưu trữ thông tin, số liệu liên quan”, Quy định này nhằm kiểm soát chặt chẽ sản lượng khoáng sản khai thác thực tế của các tổ chức, cá nhân, ngăn chặn tình trạng khai báo sai thực tế sản lượng khoáng sản khai thác thực tế hàng tháng khi kê khai nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường của nhiều tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trong thời gian qua, chống thất thu ngân sách nhà nước. Việc không lắp đặt trạm cân tại mỏ khoáng sản chính là lỗ hổng dẫn tới nguy cơ thất thoát tài nguyên và thất thu thuế.


Xe logo Thành Châu đang chở đất ra khỏi mỏ đi tiêu thụ khiến bụi mù mịt.

Việc không lắp đặt trạm cân và camera giám sát của Công ty Cổ phần Xây dựng TC Bình Định tại mỏ đất nằm trong KCN Long Mỹ đang vi phạm quy định trong khai thác khoáng sản. Điều này đồng nghĩa với việc thất thu nguồn thuế, kê khai báo cáo số liệu khai thác thực tế sẽ không chính xác.

Đối với việc vận chuyển khoáng sản rơi vãi gây ô nhiễm môi trường, trao đổi với Trung tá Hồ Thị Thanh Hải, Phó đội trưởng Đội CSGT - Trật tự, Công an thành phố Quy Nhơn, Trung tá Hải cho biết: "Tôi sẽ cho cán bộ xuống hiện trường kiểm tra xử lý, đối với các tư liệu mà PV cung cấp Đội đã lập biên bản đối với chủ phương tiện.”

tm-img-alt
Xe ben ra vào mỏ lấy đất với tuần suất cao gây ô nhiễm môi trường.
Được biết, Công ty Cổ phần Xây dựng TC Binh Định, có địa chỉ tại số 03 Lê Lai, phường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Được UBND tỉnh Bình Định ký ban hành giấy phép khai thác khoáng sản số 30/ GP-UBND vào ngày 14 tháng 03 năm 2023, trong đó được khai thác đất làm vật liệu san lấp tại núi Đá Đen, xã Phước Mỹ, thành phố Quy Nhơn, với diện tích khai thác là 13,4706 ha có trữ lượng khoáng sản địa chất được phép đưa vào thiết kế khai thác cấp 122: 664.310 m³ đất (khu vực 2 là 339.055m³ đất địa chất và khu vực 3 là 325.255m đất địa chất).

Trữ luợng đuợc phép khai thác: 517.667 m³ đất địa chất (tương đương với 626.377 m³ đất nguyên khai). Công suất khai thác năm 01: 243.464 m³ đất địa chất/năm; Năm 02: 274.203 m³ đất địa chất/năm. Chiều sâu khai thác trung bình 4,47m đến 6,41m; Kết thúc khai thác đia hình khu mỏ thoải dần từ cao độ +84m đến +30m. Thời gian làm việc trong ngày: 8 giờ (từ 7h00 đến 11h30 và từ 13h30 đến 17h00). Thời hạn khai thác: 02 năm kể từ ngày ký.


Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác đất làm vật liệu san lấp của Công ty Cổ phần Xây dựng TC Bình Định

Theo giấy phép khai thác khoáng sản số 30/ GP-UBND được UBND tỉnh Bình Định ký ban hành vào ngày 14 tháng 03 năm 2023, trong quá trình khai thác, đơn vị khai thác phải thực hiện đúng và đầy đủ các phương pháp, quy trình kỹ thuật, bảo đảm an toàn kỹ thuật, an toàn công trình mỏ; phải có các biện pháp phòng, chống các sự cố, bảo đảm an toàn lao động và các quy định khác có liên quan về an toàn trong khai thác mỏ; Thực hiện việc công khai bảng thông tin tai khu vực mỏ đã dược UBND tinh cấp phép, bao gồm: tên doanh nghiệp, số giấy phép, thời hạn giấy phép, công suất khai thác, sơ đồ vi trí khu vực mỏ và tên công trình đang thi công; Gắn các bảng hiệu trên các thiết bị vận chuyền đất và thiết bị khai thác đất (tên doanh nghiệp, tên công trình thi công, tên mỏ khai thác) để người dân, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng giám sát việc khai thác, vận chuyển đúng quy định. Phải lắp đặt trạm cân và camera giám sát; Phải thu hồi tối đa sản khẩm khai thác từ mỏ và các sản phẩm khác (nếu có); báo cáo đúng sản lượng khai thác, sử dụng khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc mỏ đất do Công ty Cổ phần Xây dựng TC Bình Định khai thác khi chưa lắp đặt trạm cân, camera giáp sát đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định trực tiếp làm việc với chủ mỏ để yêu cầu đơn vị thực hiện việc lắp đặt trạm cân, camera theo quy định. Bên cạnh đó, xử lý đối với các mỏ cố tình không lắp trạm cân và camera giám sát.

Đồng thời yêu cầu Công ty phải đảm bảo quy định tại Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường và Điều 27 Nghị định 08/2022/NĐ - CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số Luật Bảo vệ môi trường hay chưa?

Hiện nay, tình trạng một số tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản kê khai, báo cáo số liệu khai thác thực tế chưa đúng. Trong khi công tác phối hợp kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thể kiểm soát chặt chẽ sản lượng khoáng sản khai thác thực tế, dẫn đến khả năng nguy cơ thất thoát tài nguyên và thất thu ngân sách nhà nước là điều không thể tránh khỏi./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

hgfh
ffd
gd
fwefw

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác khoáng sản khu vực mỏ đá vôi vì phát hiện hang động thuộc xã Hà Long

Ngày 15/4, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành công văn số 5204/UBND-CN về việc tạm dừng khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ đá vôi phát hiện hang động thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung của Công ty TNHH Tiến Thịnh.

Thanh Hóa: Bãi tập kết đất, đá không phép gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông

Một bãi tập kết đất, đá tự phát nằm trên đất nông nghiệp, hàng lang an toàn giao thông của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn gia thông.

Sóc Sơn (Hà Nội): Ai chịu trách nhiệm xử lý phục hồi môi trường sau việc khai thác đất trái phép?

Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ngân sách nhà nước, tác động xấu đến môi trường mà còn gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị, doanh nghiệp có phép và không phép.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Hòa Bình: Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại khu vực suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng khai thác. (Theo thông tin từ Công an xã Cao Sơn vào ngày 3/4/2024).

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng bắt giữ tàu cát ‘lậu’

Tối ngày 27/3, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình bắt giữ thành công một tàu cát ‘lậu’.