moitruongplus

Dự án nước sạch Sơn Thạnh (tại xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) có tổng vốn đầu tư 400 tỷ đồng. Thế nhưng, chất lượng của công trình này đang được đặt dấu hỏi, có hay không đơn vị thi công sử dụng đất chưa rõ nguồn gốc để san lấp mặt bằng.

Người dân kỳ vọng từ dừ án nước sạch

Dự án Nhà máy Nước Sơn Thạnh, địa điểm tại xã Diên Thọ (huyện Diên Khánh) vừa qua đã được UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư. Dự án có tổng vốn đầu tư 400 tỷ đồng, do Công ty CP Đầu tư xây dựng cấp thoát nước Sơn Thạnh chủ đầu tư.  Liên danh Công ty TNHH Hoàng Thành CCS và Công ty TNHH giao thông Đường Việt thi công dự án.

Được biết, Dự án có công suất thiết kế giai đoạn 1 đạt 25.000 m3/ngày đêm; giai đoạn 2 đạt 100.000 m3/ngày đêm, sử dụng nguồn nước thô từ sông Cái. Mục tiêu Dự án là xây dựng hệ thống cấp nước sạch tiên tiến, vận hành hiệu quả. Đồng thời, đáp ứng đủ lưu lượng và chất lượng cho nhu cầu sinh hoạt, hành chính, dịch vụ thương mại, sản xuất công nghiệp trong khu vực TP.Nha Trang, huyện Diên Khánh, huyện Khánh Vĩnh và các khu vực phụ cận. Thời gian khởi công thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và đưa Dự án vào hoạt động từ quý II/2022 đến quý II/2023.

Là dự án trọng điểm, dự án được kỳ vọng sẽ cung cấp, đáp ứng đủ dung lượng và chất lượng cho huyện Diên Khánh và các khu vực phụ cận. Thế nhưng, trước thực trạng dự án này có khả năng đang sử dụng nguồn đất không đúng thiết kế để thi công đang khiến dư luận hết sức lo lắng và hoài nghi về chất lượng của công trình.

Theo đó, thời gian qua, nhận được phản ánh của người dân tại huyện Diên Khánh về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép để cung cấp cho dự án nhà máy nước sạch Sơn Thạnh, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông, cũng như nguy cơ ảnh hướng chất lượng công trình trọng điểm. Đặc biệt là công tác quản lý tài nguyên khoáng sản và thu thuế.
 


Điểm khai thác tại thôn Cẩm Sơn, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Trách nhiệm thuộc về ai ?

Để thông tin khách quan, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có mặt tại hiện trường để ghi nhận thực tế. Qua ghi nhận, phản ánh của người dân là đúng thực tế.

Cụ thể, trên tuyến đường trục chính liên xã của xã Diên Đồng và xã Diên Thọ có hàng chục xe ben tải với trọng tải khoảng từ 8 – 10 tấn mang các biển số như: 79C-13722, 79H-79H-01986, 79C-16092, 79C-13598, 79C-14963, 79C-18216, 79C-174-19, 79C-17662… phóng nhanh, di chuyển về hướng Quốc lộ 27C để lấy đất tại ba địa điểm tại huyện Diên Khánh. Một điểm ghi nhận tại thôn Đồng Trăng 1, xã Diên Đồng;  hai điểm tại thôn 5 và thôn Cẩm Sơn, xã Diên Thọ. Sau đó, những chiếc xe này tiếp tục chạy hướng về Dự án nhà máy nước sạch Sơn Thạnh (xã Diên Thọ) và cung cấp đất san lấp cho dự án này.

Không những phóng nhanh để kịp chuyến, các xe ben này chở đầy đất nhưng lại phủ bạt rất sơ sài khiến đất, đá rơi vãi xuống mặt đường gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Thế nhưng, điều đáng nói, thực trạng trên đã diễn ra trong thời gian dài nhưng không thấy lực lượng chức năng tuần tra và xử lý.
 


Toàn cảnh Dự án nhà máy nước sạch Diên Thọ đang được các đơn vị vận tải đổ đất san nền.

 
Ghi nhận về tình trạng khai thác đất trái phép, PV đã nhiều lần liên hệ với ông Nguyễn Lưu Truyền, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Diên Khánh, nhưng chưa nhận được phản hồi.

PV tiếp tục thông tin cho ông Đặng Viết Châu, Phó Trưởng Công an huyện Diên Khánh, ông Châu tiếp nhận thông tin và sẽ chỉ đạo xử lý. Đồng thời, sẽ phản hồi lại cho PV sau.

Trao đổi với lãnh đạo Công ty CP Đầu tư xây dựng cấp thoát nước Sơn Thạnh (Chủ đầu tư Dự án), việc sử dụng vật liệu san lấp đất trái phép, không đảm bảo tiêu chuẩn như đã phê duyệt theo như phản ánh thì sẽ cho kiểm tra cụ thể và phản hồi thông tin lại sau.

Theo đó, mặc dù, trong hồ sơ phê duyệt của dự án, Dự án sẽ sử dụng nguồn đất mỏ Á Châu để san nền. Thế nhưng, được biết đơn vị này lại không đủ điều kiện để cung cấp đất cho dự án. Còn việc đơn vị thi công lấy đất không được phê duyệt hay sử dụng nguồn đất từ một mỏ nào khác để thi công, liệu các cơ quan chức năng và đơn vị liên quan có biết không?

Là một Dự án trọng điểm với tổng mức đầu tư gần 400 tỷ đồng, việc phê duyệt hồ sơ thiết kế vật liệu đầu vào cụ thể là nguồn đất san lấp cần tuân thủ quy định để tránh nguy cơ làm thất thoát ngân sách, tài nguyên của nhà nước và tạo dư luận không tốt.

Đề nghị Chủ đầu tư, các ngành chức năng và các đơn vị liên quan có biện pháp xử lý đúng quy định pháp luật; tránh thất thoát tài nguyên./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fdsfd
hgfh
ffd
gd

Ea Súp – Đắk Lắk: Cần xử lý nghiêm tình trạng khai thác cát trái phép tại xã Ia JLơi

Bè hút cát hoạt động cả ngày lẫn đêm, xe ben vô tư vào lấy cát đi tiêu thụ. Mặc dù là hành vi khai thác và tiêu thụ cát trái phép nhưng lại công khai rầm rộ một cách khó hiểu.

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác khoáng sản khu vực mỏ đá vôi vì phát hiện hang động thuộc xã Hà Long

Ngày 15/4, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành công văn số 5204/UBND-CN về việc tạm dừng khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ đá vôi phát hiện hang động thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung của Công ty TNHH Tiến Thịnh.

Thanh Hóa: Bãi tập kết đất, đá không phép gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông

Một bãi tập kết đất, đá tự phát nằm trên đất nông nghiệp, hàng lang an toàn giao thông của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn gia thông.

Sóc Sơn (Hà Nội): Ai chịu trách nhiệm xử lý phục hồi môi trường sau việc khai thác đất trái phép?

Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ngân sách nhà nước, tác động xấu đến môi trường mà còn gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị, doanh nghiệp có phép và không phép.

Quy Nhơn - Bình Định: Cần kiểm tra hoạt động mỏ đất tại KCN Long Mỹ gây ô nhiễm môi trường

Việc khai thác và vận chuyển khoáng sản tại mỏ đất Thành Châu trong KCN Long Mỹ đang còn nhiều bất cập bởi công tác bảo vệ môi trường chưa triệt để. Hệ lụy ô nhiễm môi trường, khói bụi, không lắp dặt trạm cân, camera đấy là những gì đang tồn tại nơi đây.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.