moitruongplus Công ty TNHH một thành viên Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình (Công ty LCN BQB) được thành lập với nhiệm vụ là quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng; thực hiện dự án 661; khai thác gỗ, tận thu lâm sản phụ, khai thác nhựa thông; trồng rừng kinh tế,…

Bài 3. Khi quyền lợi cá nhân vượt trội trên lợi ích cộng đồng.

Sau khi Môi trường và Đô thị Việt Nam có 2 bài viết "Quảng Bình: Cần kiểm tra việc lấn chiếm và sử dụng đất trồng rừng tại huyện Bố Trạch” gồm: "Bài 1: Dân liều lĩnh chiếm đất để được trồng rừng” và "Bài 2: Cần sự can thiệp quyết liệt của chính quyền và người dân”.


Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã kịp thời có chỉ đạo để kiểm tra và xử lý sai phạm nếu có.

Sau 2 bài đề cập đến nguyên nhân người dân lấn chiếm đất lâm nghiệp và việc quản lý thiếu trách nhiệm của Công ty LCN BQB, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình đã có Công văn số: 4142/VPUBND-KT ngày 29/9/2023 theo ý kiến chỉ đạo của ông Trần Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Bố Trạch và các sở, ngành, đơn vị liên quan kiểm tra nội dung mà  Môi trường và Đô thị Việt Nam phản ánh. Yêu cầu xử lý các sai phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 15/10/2023.


Trụ sở Công ty TNHH MTV LCN Bắc Quảng Bình nơi để xảy ra nhiều sai phạm trong quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp.

Nhiều sai phạm bị bỏ sót.

Ban biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam cũng đã nhận được thêm nhiều thông tin hữu ích để bổ sung bài viết, cũng như tiếp tục thông tin đến bạn đọc những sai phạm tồn tại bấy lâu nay tại Công ty LCN BQB.

Theo như thông tin phóng viên nhận được, trở về những năm 2019, 2020. Tại khoảnh 4,5,6,7 tiểu khu 213 (địa phận xã Xuân Trạch) do Công ty LCN BQB quản lý đã xảy ra vụ phá rừng tự nhiên.

Theo báo cáo từ Hạt Kiểm lâm lúc đó cụ thể với kết quả kiểm tra tại hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện tổng diện tích rừng bị phá, san ủi là 16,92ha, trong đó: 5,91ha thuộc đối tượng rừng tự nhiên; 11,01ha thuộc đối tượng đất trống và rừng trồng cũ.


Báo cáo về việc phá rừng tự nhiên với diện tích lớn tại tiểu khu 213 vào những tháng cuối năm 2019.

Khu vực này do Công ty LCN BQB hợp tác đầu tư trồng rừng với ông Đàm Văn Thành (xã Thuận Đức, TP. Đồng Hới) theo Hợp đồng số 01/HĐ-HTTR về việc hợp tác đầu tư trồng rừng tại tiểu khu 213 (khu vực Lành Anh), xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch-do Đội sản xuất Bố Trạch thuộc Công ty LCN BQB quản lý với tổng diện tích 39ha.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án này, ông Đàm Văn Thành đã tự ý thi công ra ngoài diện tích thiết kế trên 19ha ở tiểu khu 213, mà đối tượng theo kiểm kê là rừng tự nhiên và rừng trồng.

Việc ông Đàm Văn Thành tự ý thi công ra ngoài diện tích thiết kế đã gây ra tình trạng vi phạm và phá rừng tự nhiên cũng như rừng trồng. Từ đây, rõ ràng cho thấy sự vi phạm và không tuân thủ đúng quy định trong quá trình thực hiện dự án.

Theo như hợp đồng hợp tác đầu tư trồng rừng với ông Đàm Văn Thành thì có quy định rõ tại điểm a, khoản 2, Điều 3 có nêu rõ "không được chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ 3 dưới bất kỳ hình thức nào; chịu trách nhiệm an toàn về người và tài sản khi thực hiện các công việc liên quan đến hợp đồng này”.


Theo Công văn số 480 của Hạt Kiểm lâm Bố Trạch thì sau khi ký hợp đồng với Công ty LCN BQB đã tự ý ký hợp đồng với 5 người khác mà không được sự đồng ý Công ty TNHH MTV LCN Bắc Quảng Bình.

Theo Báo cáo số 480 của Kiểm lâm Bố Trạch thì vào ngày 18/9/2019, Hạt Kiểm lâm Bố Trạch đã mời ông Đàm Văn Thành tới để lấy lời khai về vụ việc phá rừng tự nhiên tại tiểu khu 213. Sau khi ký hợp đồng với công ty LCN BQB ông Đàm Văn Thành tiếp tục ký hợp đồng thêm với 5 người khác (gồm có: Lê Đình Long; Lê Đình Hiệp; Lê Đình Chức; Nguyễn Văn Vững; Nguyễn Anh Đông) để cùng tham gia đầu tư góp vốn trồng rừng tại tiểu khu 213 là vi phạm hợp đồng. Sau nữa, việc rừng tự nhiên bị phá tại tiểu khu 213 mà ông Thành đang hợp tác là trách nhiệm cá nhân của ông với công ty và trước pháp luật.

Rõ ràng, việc ông Đàm Văn Thành ký hợp đồng thêm với 5 người khác để cùng đầu tư góp vốn trồng rừng tại tiểu khu 213 là vi phạm hợp đồng ban đầu và có thể được coi là vi phạm pháp luật.


Việc chia nhỏ, trách nhiệm phá rừng tự nhiên và đẩy vụ việc sang nhiều bên có thể gây rối vấn đề, không đưa ra được xét xử theo đúng quy định pháp luật.

Cũng từ thời điểm đó đến nay, cứ ngỡ ông Thành phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc hủy hoại thiên nhiên, làm ảnh hưởng đến môi trường sống. Việc này không chỉ gây thiệt hại đến môi trường mà còn làm mất đi những công sức và chi phí đã đầu tư vào công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Nhưng mọi việc lại đi ngược lại với mọi suy đoán, thay vào đó là việc ông Thành ngày càng mở rộng diện tích hợp tác trồng rừng quy mô lớn với công ty.


Bìa của hợp đồng hợp tác đầu tư trồng rừng keo nguyên liệu của Công ty TNHH MTV LCN Bắc Quảng Bình.

Điển hình, từ việc những công ty LCN BQB đã vi phạm Nghị định 168/2016/NĐ-CP về trình tự thủ tục và lựa chọn đối tượng để thực hiện giao khoán hợp đồng liên doanh đất lâm nghiệp để trồng rừng sản xuất theo (khoản 2 - Điều 6 giao khoán không quá 15 ha đối với cánhân và 30 ha đối với hộ gia đình). Như việc giao khoán, hợp tác trồng rừng với ông Đàm Văn Thành gần cả 100ha, với 52,50ha, khoảng 4, 5 và 9 thuộc tiểu khu 213 địa bàn xã Xuân Trạch và 27ha, tiểu khu 218 thuộc bản Phú Minh, (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa); ông Lê Đình Hiệp là 20,90ha, khoảnh 1 thuộc tiểu khu 249A thuộc địa bàn xã Phú Định do đội sản xuất Bồng Lai phụ trách; ông Nguyễn Văn Vững là 33,50ha; khoảng 4, 5, 6 và 7 thuộc tiểu khu 213;… điều đặc biệt nữa là những đối tượng hợp tác trồng rừng cùng công ty với diện tích lớn là những đối tượng liên quan đến việc phá rừng tự nhiên tại tiểu khu 213 vào năm 2019.



Theo thông tin từ cựu cán bộ của công ty LCN BQB, tại Tiểu khu 213 (khu vực Lành Anh) và bên cạnh diện tích rừng tự nhiên mà ông Thành phá có 10ha trầm gió thuộc dự án 661 của Chính phủ. Ngoài ra, người dân sinh sống tại thôn 8, 9, 10 (làng Ngọn Rào) xã Xuân Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) đa số đều biết và rất rõ về sự tồn tại của 10ha rừng trầm này.

Việc 10ha cây trầm gió thuộc dự án 661 của Chính phủ được triển khai từ những tháng cuối năm 2001 cho đến nay. Dự án được phát triển và duy trì gần 20 năm, cây trầm gió lúc đó được đánh giá phát triển tốt và sẽ đem lại cho địa phương, cũng như công ty một rừng trầm với lợi ích kinh tế cao trong thời gian tới.

Nhưng mãi đến cuối năm 2019 thì 10ha trầm gió thuộc dự án 661 đó đã bị xóa sổ hoàn toàn mà không được nghiệm thu và thanh lý.

Trong khi người dân tại địa phương đang thiếu đất để trồng rừng, mong muốn được hợp tác trồng rừng và cùng công ty chung tay phát triển, cũng như bảo vệ rừng ngày một xanh hơn. Thay vào đó, công ty lại hợp đồng với các đối tượng ngoài đại phương để trồng, dẫn tới việc những khu rừng tự nhiên bị phá và ngay cả 10ha trầm gió thuộc dự án 661 của Chính phủ cũng bị xóa sổ mà không hề thương tiếc.

Việc công ty không hợp tác trồng rừng cùng người dân địa phương, mà lại chọn hợp tác với các đối tác ngoài đại phương. Có thể tạo ra mâu thuẫn và gây ra những hậu quả không mong muốn.


ông Trần Quang Đảm - Giám đốc Công ty TNHH MTV LCN Bắc Quảng Bình cho rằng những việc mình làm là đúng và vịn vào Nghị định 156/2018/NĐ-CP để bao biện cho những sai phạm mà ông biết nhưng không chịu xử lý.

Để xảy ra nhưng sự việc đáng tiếc đó trong một thời gian dài, vậy tại sao ông Đảm vẫn không bị kiểm tra và quy trách nhiệm của người đứng đầu trước pháp luật.

Từ những việc đã và đang diễn ra tại Công ty LCN BQB cho thấy việc giám đốc công ty đang đặt lợi ích bản thân và lợi ích nhóm cá nhân trên tất cả. Từ đó, bao che, bỏ qua cho những sai phạm. Dẫn đến việc để xẩy ra những sai phạm không đáng có như vậy.

Có hay không việc trốn tránh trách nhiệm và bao che cho những sai phạm đang diễn ra ngày một nhiều và công khai trên đất lâm nghiệp của công ty đang sử dụng? Đây có được xem là đang hình thành lợi ích cá nhân hoặc một nhóm lợi ích riêng?.

Chính quyền cần vào cuộc và hành động quyết liệt.

Để giải quyết tình hình này, chính quyền cần vào cuộc và hành động quyết liệt, có những biện pháp cứng rắn.

Đó là, Chính quyền cần tiến hành điều tra để xác minh các thông tin về việc lãnh đạo Công ty LCN BQB có vi phạm pháp luật hay không, liệu có dấu hiệu trục lợi trong việc giao khoán đất lâm nghiệp.


Người dân thì thiếu đất trồng rừng và mong muốn hợp tác trồng rừng cùng công ty để phát triển kinh tế. Nhưng công ty lại lấy lợi ích cá nhân để bỏ qua mong muốn của người dân địa phương.

Kiểm tra công tác quản lý của Công ty LCN BQB để xem xét khả năng có sự thiếu sót trong việc giám sát và kiểm soát hoạt động của công ty.

Nếu sau điều tra được xác nhận rằng lãnh đạo Công ty LCN BQB đã vi phạm pháp luật hoặc trục lợi, chính quyền cần áp dụng các biện pháp kỷ luật đích đáng.

Cần tăng cường giám sát và kiểm soát hoạt động của Công ty LCN BQB để đảm bảo tuân thủ pháp luật và tránh việc trục lợi.

Tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia vào quyết định liên quan đến việc sử dụng đất, nhằm tăng tính minh bạch và công bằng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.


Người được hợp tác trồng rừng lại không sử dụng đất lâm nghiệp đúng mục đích mà thoải mái cải tạo, làm biến đổi đất mà không bị xử lý trách nhiệm.

Chính quyền cần thúc đẩy công khai thông tin về các hoạt động của Công ty LCN BQB, nhằm tạo điều kiện cho dư luận theo dõi và góp ý, từ đó giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả hơn.

Nếu có vi phạm pháp luật rõ ràng, chính quyền cần áp dụng biện pháp xử lý hợp lý theo quyền hạn của mình để bảo vệ lợi ích chung và tuân thủ nguyên tắc pháp luật.

Việc không xử lý kịp thời và nghiêm minh việc vi phạm này sẽ dẫn đến việc các tổ chức, cá nhân khác cũng sẽ không coi trọng và tuân thủ pháp luật về lâm nghiệp và môi trường.

Do đó, cần có sự thực thi nghiêm túc và công bằng của pháp luật để bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên đất đai một cách bền vững.


Sử dụng đất lâm nghiệp trồng rừng để trồng nông sản mấy năm liền nhưng không bị cưỡng chế hay xử phạt.

Để nâng cao nhận thức và sự quan tâm của công chúng về việc bảo vệ môi trường, tuân thủ quy định về lâm nghiệp. Cần phải có sự chỉ đạo sát sao của các cấp Lãnh đạo HĐND-UBND tỉnh, các sở ban ngành và lực lượng chức năng cùng vào cuộc xử lý nghiêm minh.

Phát hiện và xử lý nhanh chóng sai phạm đất lâm nghiệp mà Công ty đang quản lý và sử dụng. Cần có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất và tài nguyên rừng của Công ty LCN BQB, đồng thời áp dụng các hình thức xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền lợi của người dân và bảo vệ tài nguyên rừng.

Điều này sẽ giúp tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế địa phương.

Để đáp lại mong mỏi của người dân xã Xuân Trạch nói riêng, cũng như người dân các xã trên địa bàn huyện Bố Trạch và các vùng lân cận nói chung nơi đây được hợp tác đầu tư trồng rừng keo nguyên liệu để tạo thêm thu nhập, ổn định kinh tế và tôn giáo, chính trị.

Đó cũng là góp phần phát triển kinh tế địa phương và thúc đẩy đời sống người dân ở vùng sâu, vùng xa được ấm no - hạnh phúc, rừng được bảo vệ và ngày một phát triển xanh tươi - bền vững.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fdsfd
hgfh
ffd
gd

Ea Súp – Đắk Lắk: Cần xử lý nghiêm tình trạng khai thác cát trái phép tại xã Ia JLơi

Bè hút cát hoạt động cả ngày lẫn đêm, xe ben vô tư vào lấy cát đi tiêu thụ. Mặc dù là hành vi khai thác và tiêu thụ cát trái phép nhưng lại công khai rầm rộ một cách khó hiểu.

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác khoáng sản khu vực mỏ đá vôi vì phát hiện hang động thuộc xã Hà Long

Ngày 15/4, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành công văn số 5204/UBND-CN về việc tạm dừng khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ đá vôi phát hiện hang động thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung của Công ty TNHH Tiến Thịnh.

Thanh Hóa: Bãi tập kết đất, đá không phép gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông

Một bãi tập kết đất, đá tự phát nằm trên đất nông nghiệp, hàng lang an toàn giao thông của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn gia thông.

Sóc Sơn (Hà Nội): Ai chịu trách nhiệm xử lý phục hồi môi trường sau việc khai thác đất trái phép?

Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ngân sách nhà nước, tác động xấu đến môi trường mà còn gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị, doanh nghiệp có phép và không phép.

Quy Nhơn - Bình Định: Cần kiểm tra hoạt động mỏ đất tại KCN Long Mỹ gây ô nhiễm môi trường

Việc khai thác và vận chuyển khoáng sản tại mỏ đất Thành Châu trong KCN Long Mỹ đang còn nhiều bất cập bởi công tác bảo vệ môi trường chưa triệt để. Hệ lụy ô nhiễm môi trường, khói bụi, không lắp dặt trạm cân, camera đấy là những gì đang tồn tại nơi đây.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.