moitruongplus Thời gian gầy đây, dư luận phản ánh, có một số người dân ngang nhiên dựng các trụ bê tông, rào dây kẽm gai, làm nhà nhằm mục đích lấn chiếm đất do địa phương quản lý tại khu vực thôn 4, xã Đắk Buk So, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Theo tìm hiểu của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam được biết, Công an xã Đắk BukSo đã tiến hành xác minh làm rõ và có báo cáo xác định: " Thời điểm năm 1991, hộ gia đình ông Nguyễn Văn Khá khai phá diện tích đất nêu trên để canh tác, sử dụng.

Tuy nhiên, ngày 15/04/1993, Đại đội bộ binh 3 (C3) đã tiến hành lập biên bản vi phạm đất quốc phòng đối với ông Nguyễn Văn Khả. Bản thân ông Khá đã nhận thức được đây là khu vực đất quốc phòng nên đã chấp hành và không xâm chiếm về sau. Tuy nhiên, đến năm 2014, vì lợi ích cá nhân nên ông Khá dù biết là đất quốc phòng nhưng đã cùng vợ là Nguyễn Thị Tươi sang nhượng toàn bộ diện tích đất nêu trên cho ông Phạm Hồng Thịnh với giá trị 100.000.000₫ (một trăm triệu đồng).


UBND xã Đắk BukSo yêu cầu hộ dân di dời tài sản, nhà cửa ra khỏi khu vực đất do địa phương quản lý

Đối với ông Phạm Hồng Thịnh, bản thân cũng biết được đây là nguồn gốc đất quốc phòng (lý do có biết được biên bản vi phạm đất quốc phòng do C3 lập ngày 15/04/1993 đối với ông Khá và đã cung cấp cho UBND xã) nhưng vì mục đích muốn chiếm hữu diện tích đất nêu trên nên đã thực hiện việc san ủi, cải tạo đất và ủy quyền cho cá nhân khác chôn cọc sắt, rào lưới B40 và dựng nhà trái phép trên đất nhằm mục đích xâm chiếm đất trái quy định ”.

Ngày 6/10, ông Ngô Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Đắk BukSo thừa nhận với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, thông tin phản ánh của người dân ở trên là có thật.


Khu đất công tại thôn 4, xã Đắk Buk So bị dựng trụ bê tông, dây kẽm gai để lấn chiếm

"Trường hợp dựng các trụ bê tông, rào dây kẽm gai lấn chiếm đất do địa phương quản lý là ông Phạm Hồng Thịnh. Hiện nay, ông Thịnh còn ủy quyền cho một số người khác đến đây tiếp tục dựng trụ bê tông, dây kẽm gai. Còn việc mua bán của ông Thịnh có viết giấy tay không có giá trị pháp lý. Về nguồn gốc khu vực đất trên là 1 phần của Sân bay Bù Boong ( đất quốc phòng), 1 phần là do địa phương quản lý. Ông Khá không thể lấy phần đất quốc phòng đem bán cho ông Thịnh trước thời điểm tỉnh thu hồi giao về cho địa phương quản lý được. Vì vậy, UBND xã đã lập biên đối với trường hợp này và ra thông báo cho hộ gia đình ông Phạm Hồng Thịnh tự tháo dỡ, di dời toàn bộ nhà cửa, cây cối, vật kiến trúc ra khỏi đất địa phương quản lý trước ngày 15/10/2023, nếu không thực hiện, xã sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và cả các trường hợp khác nữa ”- ông Thương nói.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fdsfd
hgfh
ffd
gd

Ea Súp – Đắk Lắk: Cần xử lý nghiêm tình trạng khai thác cát trái phép tại xã Ia JLơi

Bè hút cát hoạt động cả ngày lẫn đêm, xe ben vô tư vào lấy cát đi tiêu thụ. Mặc dù là hành vi khai thác và tiêu thụ cát trái phép nhưng lại công khai rầm rộ một cách khó hiểu.

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác khoáng sản khu vực mỏ đá vôi vì phát hiện hang động thuộc xã Hà Long

Ngày 15/4, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành công văn số 5204/UBND-CN về việc tạm dừng khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ đá vôi phát hiện hang động thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung của Công ty TNHH Tiến Thịnh.

Thanh Hóa: Bãi tập kết đất, đá không phép gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông

Một bãi tập kết đất, đá tự phát nằm trên đất nông nghiệp, hàng lang an toàn giao thông của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn gia thông.

Sóc Sơn (Hà Nội): Ai chịu trách nhiệm xử lý phục hồi môi trường sau việc khai thác đất trái phép?

Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ngân sách nhà nước, tác động xấu đến môi trường mà còn gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị, doanh nghiệp có phép và không phép.

Quy Nhơn - Bình Định: Cần kiểm tra hoạt động mỏ đất tại KCN Long Mỹ gây ô nhiễm môi trường

Việc khai thác và vận chuyển khoáng sản tại mỏ đất Thành Châu trong KCN Long Mỹ đang còn nhiều bất cập bởi công tác bảo vệ môi trường chưa triệt để. Hệ lụy ô nhiễm môi trường, khói bụi, không lắp dặt trạm cân, camera đấy là những gì đang tồn tại nơi đây.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.