moitruongplus Thời gian qua, người dân thôn Hoàng Môn (xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) nhiều lần có đơn thư kiến nghị đến các cấp, ngành về việc một số trang trại, gia trại nuôi lợn trên địa bàn trong quá trình hoạt động đã xả thải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý, khắc phục.
Đơn thư do tập thể người dân thôn Hoàng Môn (xã Nam Cường, huyện Tiền Hải) cùng ký tên nêu, từ năm 2000 đến nay, chính quyền các cấp đã cho phép hàng loạt các công trình làm ô nhiễm môi trường như trang trại lợn, lò gạch của ông Thiêm; trang trại lợn của bà Thủy; gia trại lợn của ông Du...
Khu trang trại nuôi lợn của Công ty THHH Hưng Phú Cường rộng khoảng 4-5ha. Ảnh: T.D
"Các công trình trên đã thường xuyên gây ô nhiễm môi trường như xả thải phân chuồng ra sông Lân, ô nhiễm không khí (từ 18h cho đến 6h sáng hàng ngày, mùi phân lợn phát ra rất khó chịu). Đặc biệt là về đêm, nhân dân không ngủ được bởi mùi hôi thối, làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của các thế hệ người dân. Nhân dân đã có rất nhiều ý kiến phản ánh, kiến nghị tới chính quyền các cấp mà vẫn không được xử lý" - đơn thư viết.
Ngày 10.8, PV Lao Động đã về thôn Hoàng Môn, xã Nam Cường để xác minh phản ánh nói trên của người dân.
Ông Phan Văn Thơi - Bí thư Chi bộ thôn, cho biết: "Trang trại nuôi lợn của hộ ông Phạm Văn Thiêm người xã Đông Lâm với tên doanh nghiệp là Công ty TNHH Hưng Phú Cường hoạt động, chăn nuôi sản xuất đã hơn chục năm. Mấy năm trở lại đây thì phát ra mùi hôi thối kinh khủng, nhất là từ tối hôm trước đến sáng ngày hôm sau. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, tôi đã đại diện cho bà con nhân dân nhiều lần kiến nghị, phản ánh đến các cấp song đến nay tình trạng này vẫn không thuyên giảm, thậm chí còn nghiêm trọng hơn".
Theo phản ánh, mỗi khu chuồng của Công ty TNHH Hưng Phú Cường nuôi khoảng 500 đầu lợn thịt. Ảnh: T.D
Còn ông Nguyễn Hữu Thỉnh - Trưởng thôn Hoàng Môn, cho biết thêm: "Thôn tôi có 215 hộ dân với 776 nhân khẩu, diện tích chỉ khoảng hơn 100ha nhưng bốn phía đều có các công trình gây ô nhiễm: Lò đốt rác tập trung của xã, trang trại lợn và lò gạch của ông Thiêm, trại lợn của bà Thủy, gia trại lợn của ông Du... Trong đó, trang trại nuôi lợn của Công ty Hưng Phú Cường là lớn nhất, gây ô nhiễm nhiều năm".
Vẫn theo người dân, hệ thống xử lý chất thải của Công ty TNHH Hưng Phú Cường không đảm bảo, nhiều lần xả thải ra sông Lân, khi tháo cống Lân 2, nước thải hòa nước sông chảy ra Cửa Lân, đổ ra biển. Ảnh: T.D
"Không những gây ô nhiễm không khí, chúng tôi phát hiện trang trại lợn của Công ty Hưng Phú Cường do ông Thiêm làm chủ còn nhiều lần xả thải trực tiếp ra sông Lân, hôm nào nước sông cạn, cống Lân 2 tháo xả nước thì nước màu đen ngòm, hôi tanh cứ thế tuồn ra Cửa Lân, trôi hết ra biển" - ông V.V.T, người dân thôn Hoàng Môn bức xúc.
Theo tìm hiểu, năm 2008, Công ty TNHH Hưng Phú Cường lập dự án "Đầu tư xây dựng trại trại chăn nuôi lợn hướng nạc thương phẩm công nghệ cao và nuôi trồng thủy sản” tại xã Nam Cường, huyện Tiền Hải với công suất thiết kế là 2000 con lợn thịt; được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2170/QĐ-UBND ngày 7.8.2008.
Người dân cho biết, Công ty Hưng Phú Cường đăng ký nuôi dưới 2.000 con lợn thịt nhưng trên thực tế nuôi đến hơn 5.000 con, chia đều 11 khu chuồng (mỗi khu chuồng nuôi khoảng 500 con). Khi lợn thịt đạt trọng lượng từ 100kg đến 150kg trang trại mới xuất chuồng, ước tính mỗi ngày lượng chất thải phát sinh trong quá trình chăm nuôi lên đến hàng trăm m3.
Ngoài trang trại lợn, Công ty TNHH Hưng Phú Cường do ông Phạm Văn Thiêm làm chủ còn có lò nung gạch gây ô nhiễm. Ảnh: T.D
Trả lời PV Lao Động, ông Mai Văn Hoài - Chủ tịch UBND xã Nam Cường (huyện Tiền Hải) - xác nhận: "Việc phản ánh của bà con là đúng, chúng tôi cũng rất bức xúc với vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương và nhiều lần kiến nghị lên cấp trên. Lãnh đạo UBND huyện cũng rất quan tâm, đã đang chỉ đạo, đề nghị sở, ban ngành vào cuộc".
Đại diện lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiền Hải cho hay, ngày 29.7 vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình vừa chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND huyện Tiền Hải, xã Nam Cường tổ chức đoàn thanh, kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Hưng Phú Cường, đến nay vẫn đang đợi ban hành kết luận chính thức.
Theo Trung Du/Báo Lao động
Do ảnh hưởng bão số 3 toàn tỉnh Bắc Ninh có 163,31 ha/555,65ha rừng trồng, chiếm 29,3% diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó 23ha bị gẫy, đổ từ 70% đến 90% số cây; diện tích còn lại gẫy đổ 30-50%.
Sáng nay 10/9, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, với 128 khẩu, khiến 15 người chết, nhiều người mất tích.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng với mực nước là 10,5 m.
Tối 10/9/2024, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông tin, đoạn đê sông Lô qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện nay, công tác vá đê đang được gấp rút triển khai.
Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.
Trước tình hình thiên tai nghiêm trọng, sáng 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn tỉnh.