moitruongplus Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.
Theo trang The Guardian (Anh), các nhà khoa học cho biết kịch bản này sẽ biến đổi môi trường sống của gấu Bắc Cực, hải cẩu và hải mã từ "Bắc Cực trắng” thành "Bắc Cực xanh” trong những tháng mùa hè. Theo ước tính của các nhà khoa học, hiện tượng "không còn băng” xảy khi lượng băng chỉ dưới 1 triệu km2 mà trong trường hợp đó, Bắc Cực sẽ chủ yếu là nước.
Phát hiện mới được công bố trên Tạp chí Nature Reviews Earth & Environment. Nghiên cứu cho thấy ngày không có băng đầu tiên ở Bắc Cực có thể xảy ra sớm hơn 10 năm so với những dự đoán trước đây.
Nhóm nghiên cứu dự báo Bắc Cực sẽ trải qua tháng 9 không có băng liên tục từ năm 2035 đến năm 2067. Năm chính xác phụ thuộc vào tốc độ thế giới giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Họ kết luận rằng thời kỳ không có băng đầu tiên ở Bắc Cực có thể xảy ra trong thập kỷ này và giảm gần 25%.
Ảnh minh hoạ: Getty Images
Vào cuối thế kỷ này, Bắc Cực có khả năng trải qua tình trạng không có băng trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 1 theo kịch bản phát thải cao, và từ tháng 8 đến tháng 10 theo kịch bản phát thải thấp.
Bà Alexandra Jahn - Phó giáo sư khoa học khí quyển và đại dương tại Đại học Colorado Boulder và là tác giả chính của nghiên cứu - cho biết: "Điều này sẽ biến Bắc Cực thành một môi trường hoàn toàn khác, từ Bắc Cực trắng xóa vào mùa hè đến Bắc Cực xanh. Vì vậy, ngay cả khi điều kiện không có băng là không thể tránh khỏi, con người vẫn cần giữ lượng khí thải ở mức thấp nhất có thể để tránh tình trạng không có băng kéo dài”.
Tuy nhiên, bà cho rằng vẫn có khả năng khắc phục vấn đề này. Không giống như dải băng ở Greenland phải mất hàng nghìn năm mới hình thành, ngay cả khi toàn bộ băng ở biển Bắc Cực tan chảy, nếu sau đó con người có thể tìm ra cách đưa CO2 ra khỏi khí quyển trong tương lai để đảo ngược tình trạng nóng lên, băng biển sẽ xuất hiện trở lại trong vòng một thập kỷ.
Nếu kịch bản không băng xảy ra, không chỉ động vật hoang dã ở Bắc Cực sẽ phải chịu thiệt hại khi môi trường sống thay đổi, người dân sống ven biển cũng sẽ gặp khó khăn. Băng biển làm giảm tác động của sóng biển lên bờ biển, nghĩa là nếu băng tan, sóng sẽ mạnh hơn, lớn hơn và gây xói mòn nghiêm trọng hơn.
Do ảnh hưởng bão số 3 toàn tỉnh Bắc Ninh có 163,31 ha/555,65ha rừng trồng, chiếm 29,3% diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó 23ha bị gẫy, đổ từ 70% đến 90% số cây; diện tích còn lại gẫy đổ 30-50%.
Sáng nay 10/9, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, với 128 khẩu, khiến 15 người chết, nhiều người mất tích.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng với mực nước là 10,5 m.
Tối 10/9/2024, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông tin, đoạn đê sông Lô qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện nay, công tác vá đê đang được gấp rút triển khai.
Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.
Trước tình hình thiên tai nghiêm trọng, sáng 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn tỉnh.