moitruongplus Do những ngày qua mưa lớn, nước lũ đổ về đã gây ngập và chia cắt nhiều bản làng, sạt lở nghiêm trọng các tuyến đường trên địa bàn huyện Mường Lát và huyện Quan Sơn (Thanh Hóa).

Chiều 22/9, trao đổi với PV ông Lục Văn Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Mường Chanh (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) cho biết: Trong những ngày qua trên địa bàn mưa kéo dài, lượng nước mưa lớn, nước lũ đổ về từ thượng nguồn biên giới Việt - Lào khiến nước ở suối Sim dâng cao, chảy xiết gây ngập nghiêm trọng đường tỉnh 521E nối với trung tâm huyện Mường Lát và chia cắt một số bản ở xã Mường Chanh.

" Mưa lũ đã khiến cầu tràn đi các khu dân cư bị ngập sâu hơn 1m, có những điểm nước chảy xiết, dâng cao so với bề mặt của đập tràn gần 2m. Tính đến chiều nay nước sông đang rút dần, chỉ còn 3 bản với 206 hộ dân (khoảng hơn 1.000 nhân khẩu) đang bị cô lập do giao thông bị chia cắt", ông Tâm cho biết thêm.


Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ ở thượng nguồn tràn về khu vực xã Mường Chanh, huyện Mường Lát (Thanh Hóa).

Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, một số đoạn suối bị sạt lở, nguy cơ xấu sẽ xảy ra lũ quét, chính quyền xã Mường Chanh phối hợp với các lực lượng như: Bộ đội biên phòng, công an, dân quân tự vệ, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 5 vận động di dời, sơ tán khẩn cấp 18 hộ dân ở ven suối Sim đến nhà văn hóa, trạm y tế của xã, nhà văn hóa các bản để tránh lũ quét, đồng thời vận chuyển tài sản của người dân lên các điểm cao hơn.

Hiện xã Mường Chanh tiếp tục vận động hơn 30 hộ dân ở các bản có nguy cơ lũ quét nhanh chóng đến nơi an toàn để tránh sự việc đáng tiếc xảy ra.

Đến cuối giờ chiều 22/9, huyện Mường Lát đã di dời 245 hộ dân với 1.009 nhân khẩu ở những khu vực sung yếu, nguy cơ sạt lở đến nơi ở an toàn.

Cũng trong ngày 22/9, trao đổi qua điện thoại với PV ông Ngân Văn Lon, Chủ tịch UBND xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết: sau khi lực lượng chức năng của huyện và xã đi kiểm tra tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, phát hiện khu vực đồi phía sau nhà bán trú của học sinh có nhiều vết nứt lớn, sạt trượt, đổ ập đất đá vào tường.

" Do đó, ngay trong chiều 22/9, lãnh đạo UBND huyện Mường Lát chỉ đạo chính quyền xã Trung Lý, cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Trung Lý, người dân bản Táo, xã Trung Lý cùng thầy cô giáo Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý vận chuyển đồ dùng cá nhân, di dời 214 học sinh đến khu phòng học (2 tầng) ở tạm trong những ngày mưa lũ, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh” ông Lon cho biết thêm.


Chính quyền địa phương cùng lực lượng chức năng đã di dời 214 học sinh ở ký túc xá tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, xã Trung Lý, huyện Trường Lát (Thanh Hóa).

Còn tại xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, mưa lớn, nước lũ đổ về mạnh đã cuốn trôi 6 cột điện khiến toàn xã Sơn Thủy với hơn 800 hộ dân đang bị mất điện lưới quốc gia.

Xã Sơn Thủy di dời 14 hộ dân và 1 xưởng chế biến lâm sản có nguy cơ sạt lở đất đá cao, đe dọa đến tính mạng của người dân. Hiện nay, một phần bản Thủy Sơn và bản Cóc, xã Sơn Thủy đang bị cô lập do mưa lũ kéo dài, gây sạt lở đường giao thông vào địa phương.

Trước đó, ngày 19/9 UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành công điện số 22/CĐ-UBND về việc tập trung ứng phó với cơn bão số 4 và mưa lũ.


Nhiều cột điện trung thế 35kV nằm gần bờ sông Luồng, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã bị nước lũ cuốn trôi

Nội dung công điện nêu rõ: Theo bản tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 04 năm 2024; hồi 13 giờ ngày 19/9 , vị trí tâm bão ở vào hoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông trên vùng bờ biển Quảng Bình- Thừa Thiên Huế, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10, di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ hoảng 25 km/h. Do ảnh hưởng của bão, từ ngày hôm nay(19/9) đến ngày 21/9, ở khu vực Thanh Hoá có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông, tổng lượng mưa phổ biến: khu vực phía Tây Bắc từ 50 - 100mm; khu vực đồng bằng ven biển và phía Nam, Tây nam từ 80 - 150mm, có nơi trên 200mm.

Thực hiện Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ; để chủ động ứng phó bão số 4 và mưa lũ, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Thanh Hóa, Giám đốc các Công ty: Khai thác công trình thủy lợi, Điện lực Thanh Hóa và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm nội dung Công điện số 21/CĐ- UBND ngày 17/9/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh, tổ chức theo dõi chặt chẽ tình hình, cập nhật liên tục thông tin bão và mưa lũ; chỉ đạo triển khai kịp thời, quyết liệt, có hiệu quả công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thực tế trên địa bàn, quán triệt phương châm "bốn tại chỗ”, chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra; đồng thời chỉ đạo triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố: Rà soát, hướng dẫn, kêu gọi tàu thuyền không đi vào, thoát ra hỏi vùng nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; triển khai ngay các biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, phương tiện tới nơi neo đậu tránh trú và các hoạt động sản xuất trên biển, ven biển, nhất là trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, khu du lịch, dịch vụ ven biển; Chủ động triển khai phương án ứng phó với bão, mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước; Triển khai các biện pháp để hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, trường học, cơ sở y tế , sản xuất kinh doanh, đê điều, hồ đập, công trình xây dựng, nhất là công trình đê điều, thủy lợi, giao thông đang thi công dở dang; khẩn trương hoàn thành việc nạo vét, khơi thông cống rãnh, hệ thống tiêu thoát nước; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện, nhất là tại các khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của mưa lũ, khu vực trọng điểm để sẵn sàng triển khai ứng phó với bão, mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; Chủ động triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra để nhanh chóng ổn định đời sống cho người dân, khẩn trương khôi phục sản xuất kinh doanh; kịp thời hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống, nhu yếu phẩm cho các hộ dân bị ảnh hưởng của thiên tai, nhất là các hộ dân tại các khu vực bị cô lập, phải đi sơ tán/di dời; tuyệt đối không để ai bị đói, bị rét, không có nơi ở, thiếu nước uống.

Sở Nông nghiệp và PTNT theo dõi sát tình hình của bão và mưa lũ; chủ động chỉ đạo triển khai có hiệu quả công tác bảo đảm an toàn công trình đê điều, hồ đập, thủy lợi, vận hành hồ chứa thủy lợi, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản; kịp thời báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh những nội dung vượt thẩm quyền.

Sở Giao thông vận tải chủ trì , phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Thanh Hoá và các đơn vị liên quan chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đối với tàu thuyền vận tải hoạt động trên biển, trên sông; đảm bảo an toàn hoạt động giao thông; triển khai các biện pháp phòng, chống bão, lũ bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và các dự án quan trọng, công trình hạ tầng giao thông trọng điểm đang thi công trên địa bàn tỉnh.

Sở Công Thương chủ động chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho sản xuất công nghiệp, hệ thống điện, hồ chứa thủy điện.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng cứu hộ, cứu nạn ứng trực thường xuyên, sẵn sàng cứu dân, tài sản và các yêu cầu khẩn cấp khác.

Đài Khí tượng thủy văn tỉnh tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, mưa lũ; dự báo, thông tin đầy đủ, kịp thời về diễn biến của thiên tai, nhất là bão và mưa lũ cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động triển khai có hiệu quả công tác ứng phó theo quy định.

Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Báo Thanh Hóa, Đài Thông tin Duyên hải Thanh Hóa và các cơ quan truyền thông tăng thời lượng phát sóng, đưa tin để chính quyền và người dân nắm được thông tin đầy đủ, chính xác về diễn biến bão, mưa lũ, chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.

Văn phòng thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai tỉnh tham mưu kịp thời,  chính xác cho cấp có thẩm quyền chỉ đạo vận hành các hồ chứa thuộc Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Mã đúng quy định, đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du.

Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai tỉnh và Văn phòng thường trực Chỉ huy Phòng thủ dân sự, ưng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo quy định.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

qdw
cvxcx
gdfgd
jhghj

Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng khiến 15 người chết, nhiều người mất tích

Sáng nay 10/9, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, với 128 khẩu, khiến 15 người chết, nhiều người mất tích.

Hà Nội phát lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng với mực nước là 10,5 m.

Vỡ đê sông Lô đoạn qua huyện Sơn Dương, Tuyên Quang

Tối 10/9/2024, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông tin, đoạn đê sông Lô qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện nay, công tác vá đê đang được gấp rút triển khai.

Hà Nội ban hành lệnh báo động 1 trên sông Hồng

Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Trước tình hình thiên tai nghiêm trọng, sáng 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn tỉnh.

Hải Phòng: Khắc phục hậu quả sau bão số 3

Sáng 8-9, công nhân Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hải Phòng đã có mặt trên các tuyến phố tham gia vào hoạt động khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra