moitruongplus Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Đây là cảnh báo do Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra trong phiên họp thứ 6 của Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA-6) đang diễn ra tại thủ đô Nairobi (Kenya). Theo quan điểm của ông Tedros, sức khỏe của cộng đồng đang giảm sút trước cuộc khủng hoảng sinh thái ngày càng gia tăng hiện nay.

Ngoài việc khẳng định rằng sức khỏe của con người, động vật và môi trường có mối liên hệ mật thiết với nhau, ông Tedros chỉ ra rằng, cuộc khủng hoảng chồng chéo mà thế giới đang phải đối mặt gồm biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm đang đe dọa những thành quả đạt được trong việc ngăn chặn những căn bệnh chết người.


Ảnh minh hoạ (Nguồn: IT)

"Sức khỏe con người đang bị ảnh hưởng khi sức khỏe của hành tinh mà chúng ta sinh sống đang gặp nguy hiểm. Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và thường xuyên hơn không chỉ gây ra thương vong cho con người mà còn gây thiệt hại cho các cơ sở y tế và cơ sở hạ tầng thiết yếu khác” – ông Tedros nói.

Tổng Giám đốc WHO lưu ý rằng nhân loại đang phải trả giá đắt từ không khí và nguồn nước bị ô nhiễm, với bằng chứng là sự gia tăng các bệnh hiểm nghèo như ung thư phổi, hen suyễn, sỏi thận và tim mạch.

Theo ông Tedros, biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra những thay đổi trong hành vi, sự phân bổ và di chuyển của muỗi, chim cùng các loài mang mầm bệnh khác, làm gia tăng nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm như sốt rét và sốt xuất huyết sang các khu vực mới.

Bên cạnh đó, các hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp nếu không được khống chế hiệu quả, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền từ động vật sang người, vốn đang nổi lên như những rủi ro hàng đầu về an ninh y tế công cộng.

Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và sức khỏe đã trở thành chủ đề trọng tâm trong cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 28 được tổ chức tại thành phố Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vào tháng 11 và 12/2023.

Theo quan điểm của ông Tedros, các cuộc đàm phán về khí hậu toàn cầu diễn ra vào năm ngoái đã tái khẳng định tính cấp thiết của việc tiếp thêm sinh lực cho các hành động về khí hậu thông qua giảm thiểu và thích ứng để đảm bảo một tương lai lành mạnh và kiên cường hơn cho nhân loại.

Ông Tedros cho biết, đến nay, WHO đã hợp tác với các quốc gia thành viên để đẩy nhanh việc thực hiện các khuyến nghị tập trung vào khía cạnh môi trường, bao gồm chất lượng không khí, nước sạch và dinh dưỡng hợp lý. Ngoài ra, quan chức hàng đầu của WHO cũng nhấn mạnh tính cấp bách của các hành động đa phương để chấm dứt ô nhiễm nhựa, chuyển đổi hệ thống thực phẩm và ngăn chặn sự di chuyển của chất thải nguy hại nhằm tăng cường sức khỏe con người.

"Các mối đe dọa đối với sức khỏe từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm và mất đa dạng sinh học không phải là những rủi ro giả định trong tương lai. Chúng đã hiện hữu ngay đây và ngay lúc này, điều này khiến sức khỏe trở thành lý do thuyết phục nhất cho những hành động vì khí hậu” - ông Tedros nói.

Theo ông Tedros, việc chuyển đổi hệ thống giao thông và đảm bảo mục tiêu không phát thải trong các hoạt động giao thông sẽ là chìa khóa để giảm bớt gánh nặng ngày càng tăng của các bệnh không lây nhiễm.

UNEA đóng vai trò là cơ quan ra quyết định cao nhất thế giới về môi trường và nhằm mục đích giúp khôi phục sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

Phiên họp thứ 6 của Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA-6) đã kết thúc vào ngày 29/2, cùng sự tham gia của đại diện đến từ hơn 180 quốc gia trên thế giới để đàm phán về nhiều vấn đề, từ giải pháp dựa vào thiên nhiên và thuốc trừ sâu có độ nguy hiểm cao đến suy thoái đất và hạn hán.

Trọng tâm của các đại biểu tham dự sự kiện này cũng là các Hiệp định môi trường đa phương (MEA). Các hiệp định khu vực và quốc tế này, trong đó có một số hiệp định có tuổi đời hơn 50 năm, đã giúp bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng và hạn chế ô nhiễm hóa chất cùng nhiều mối lo ngại khác.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

vvxd
qdw
cvxcx
gdfgd

Bắc Ninh: Hơn 160 ha rừng bị thiệt hại do bão số 3

Do ảnh hưởng bão số 3 toàn tỉnh Bắc Ninh có 163,31 ha/555,65ha rừng trồng, chiếm 29,3% diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó 23ha bị gẫy, đổ từ 70% đến 90% số cây; diện tích còn lại gẫy đổ 30-50%.

Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng khiến 15 người chết, nhiều người mất tích

Sáng nay 10/9, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, với 128 khẩu, khiến 15 người chết, nhiều người mất tích.

Hà Nội phát lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng với mực nước là 10,5 m.

Vỡ đê sông Lô đoạn qua huyện Sơn Dương, Tuyên Quang

Tối 10/9/2024, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông tin, đoạn đê sông Lô qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện nay, công tác vá đê đang được gấp rút triển khai.

Hà Nội ban hành lệnh báo động 1 trên sông Hồng

Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Trước tình hình thiên tai nghiêm trọng, sáng 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn tỉnh.