moitruongplus Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.
Trong báo cáo đầu tiên về những rủi ro khí hậu châu Âu phải đối mặt, Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả thảm khốc do biến đổi khí hậu nếu không thực hiện hành động khẩn cấp và quyết đoán để thích ứng với những rủi ro.
Những mối nguy hiểm bao gồm hỏa hoạn, thiếu nước và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, trong khi các vùng ven biển trũng phải đối mặt với nguy cơ lũ lụt, xói mòn và xâm nhập mặn.
EEA cảnh báo nhiều nguy cơ trong số kể trên đã đến mức nghiêm trọng và có thể trở thành thảm họa nếu không có hành động khẩn cấp và quyết đoán.
Theo báo cáo, các khu vực ở Nam Âu có thể đối diện với nguy cơ cao nhất. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc Bắc Âu không chịu ảnh hưởng tiêu cực. Tình trạng lũ lụt ở Đức và cháy rừng ở Thụy Điển trong những năm gần đây là những ví dụ điển hình.
Nhà máy điện Belchatow, nhà máy điện chạy bằng than non lớn nhất châu Âu, ở Rogowiec, Ba Lan. Ảnh: Reuters
EEA cảnh báo nắng nóng cực độ, hạn hán, cháy rừng và lũ lụt tại châu Âu như đã xảy ra trong những năm gần đây sẽ trở nên tồi tệ hơn ngay cả trong những kịch bản lạc quan về tình trạng nóng lên toàn cầu và ảnh hưởng đến điều kiện sống trên khắp lục địa.
Báo cáo của EEA liệt kê 36 rủi ro liên quan đến khí hậu ở châu Âu, trong đó 21 rủi ro cần hành động ngay lập tức và 8 rủi ro cần hành động đặc biệt khẩn cấp. Đứng đầu danh sách là rủi ro đối với các hệ sinh thái, chủ yếu liên quan đến các hệ sinh thái ven biển và biển.
Ví dụ, sự kết hợp của các đợt nắng nóng cũng như tình trạng axit hóa và cạn kiệt ôxy ở biển và các yếu tố khác do con người gây ra như ô nhiễm và hiện tượng phú dưỡng nước và việc đánh bắt cá, đang đe dọa hệ sinh thái biển. Hiện tượng phú dưỡng nước (eutrophication) là một dạng suy giảm chất lượng nước không chỉ gây ô nhiễm môi trường nước mà còn gây ra những khó khăn, tốn kém cho các ngành kinh tế.
EEA cho biết các vấn đề trên có thể dẫn đến mất đa dạng sinh học và suy giảm hệ sinh thái. Theo EEA, các chính phủ và người dân châu Âu cần đặt việc đặt việc hành động nhiều hơn, nhanh hơn lên ưu tiên hàng đầu. Giám đốc EEA Leena Yla-Mononen nhấn mạnh châu Âu cần phải hành động nhiều hơn nữa để có những chính sách mạnh mẽ hơn.
Bên cạnh đó, EEA cũng thừa nhận tiến bộ đáng kể trong việc tìm hiểu những rủi ro khí hậu mà châu Âu đang đối mặt và công tác chuẩn bị của các quốc gia thành viên.
Trước đó, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng giảm 90% lượng khí thải nhà kính vào năm 2040, một mục tiêu nhằm "kiểm tra” mong muốn tiếp tục cuộc chiến đầy tham vọng chống lại biến đổi khí hậu của châu lục trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6 tới.
Theo bản thảo khuyến nghị của EC, EU sẽ tán thành mục tiêu cắt giảm 90% khí nhà kính so với mức năm 1990. Mục tiêu khí hậu năm 2040 giúp các quốc gia EU đi đúng hướng giữa mục tiêu khí hậu năm 2030 và mục tiêu dài hạn là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Mục tiêu đến năm 2040 là sẽ thay đổi cơ cấu năng lượng của châu Âu, với việc loại bỏ dần năng lượng sử dụng nhiên liệu than và giảm 80% việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, thay thế bằng năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân.
Do ảnh hưởng bão số 3 toàn tỉnh Bắc Ninh có 163,31 ha/555,65ha rừng trồng, chiếm 29,3% diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó 23ha bị gẫy, đổ từ 70% đến 90% số cây; diện tích còn lại gẫy đổ 30-50%.
Sáng nay 10/9, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, với 128 khẩu, khiến 15 người chết, nhiều người mất tích.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng với mực nước là 10,5 m.
Tối 10/9/2024, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông tin, đoạn đê sông Lô qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện nay, công tác vá đê đang được gấp rút triển khai.
Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.
Trước tình hình thiên tai nghiêm trọng, sáng 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn tỉnh.