moitruongplus Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước quốc gia New Zealand (NIWA) ngày 25/3 công bố báo cáo cho thấy các sông băng ở nước này đang "tiếp tục co lại" và đứng trước nguy cơ tan biến do mất băng kéo dài.

NIWA tiến hành khảo sát tình trạng sông băng vào cuối Hè hằng năm kể từ thập niên 70 của thế kỷ trước.

Trưởng nhóm khảo sát của NIWA - nhà khoa học Andrew Lorrey - cho biết nghiên cứu trên cho thấy bức tranh cảnh quan vốn tuyệt đẹp của New Zealand đang biến đổi như thế nào.

Băng tan ngày một nhanh hơn trong những năm gần đây khiến New Zealand đang phải đối mặt với xu hướng mất băng liên tục.


Phần lớn sông băng biến mất do nhiệt độ tăng cao trong 5 thập kỷ qua. (Nguồn: NIWA)

Theo ông Lorrey, nguyên nhân của hiện tượng này là do nhiệt độ toàn cầu tăng cao. Có tới 8 năm trong số 10 năm ấm nhất trong lịch sử New Zealand (tính từ thời điểm bắt đầu thống kê) là trong thập kỷ qua.

2023 là năm ấm thứ hai được ghi nhận - một xu hướng tương đồng với phần còn lại của thế giới, khi năm này 86% Trái Đất có nhiệt độ trên mức trung bình.

Ông Lorrey nhận định: "Ngay cả khi chúng ta có thêm một vài mùa mát mẻ hơn, thì cũng là không đủ để khắc phục những thiệt hại đã gây ra.”

Sông băng là một phần quan trọng của môi trường, nền kinh tế và văn hóa của New Zealand. Sông băng là nguồn cung cấp nước quan trọng cho người dân, giúp duy trì môi trường sống và cung cấp chất dinh dưỡng cho các hồ, sông và đại dương.

Theo ông Lorrey, sông băng cũng cung cấp nước cho các hồ thủy điện, tác động đến nguồn năng lượng tái tạo hiện có và đóng góp hàng triệu USD cho nền kinh tế New Zealand thông qua du lịch.

New Zealand là một trong số ít nơi có vĩ độ trung bình mà người dân sống gần sông băng. Khi đến thăm New Zealand, mọi người đều có thể dễ dàng quan sát các sông băng.

Tuy nhiên, điều này đang ngày càng trở nên khó khăn hơn, các đoàn du lịch ngày càng phải đi sâu vào vùng núi mới có thể tiếp cận sông băng.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

èd
sdff
rttr
fsfds

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.

Nam Âu và Bắc Phi đang hứng chịu mùa Đông khô hạn

Hạn hán ở Địa Trung Hải không giảm đi trong mùa Đông này, với lượng mưa dưới mức trung bình dẫn đến việc thiếu nước và một số nơi phải ban bố tình trạng khẩn cấp.

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 16/2: Tiếp tục nắng nóng, nhiệt độ cao

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 16/2, Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ, TP.HCM tiếp tục nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 36 độ C, chỉ số UV ở ngưỡng có nguy cơ gây hại cao.