moitruongplus Một cuộc khảo sát được tiến hành bởi IPSOS, công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường có trụ sở chính tại Paris, Pháp cho thấy 75% số người kêu gọi cấm đồ nhựa dùng 1 lần.


Ảnh minh hoạ. ITN

IPSOS đã khảo sát hơn 20 nghìn người ở 28 quốc gia khác nhau. Kết quả cho thấy tỷ lệ người kêu gọi cấm đồ nhựa dùng 1 lần tăng từ 71% (năm 2019) lên 75%,  82% người tham gia ủng hộ các sản phẩm sử dụng ít bao bì nhựa hơn (tăng 7% so mức 75% 2 năm trước đây), 85% người được khảo sát muốn các nhà sản xuất và bán lẻ phải có trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế bao bì nhựa.

Kết quả cuộc khảo sát trên được công bố hôm 22/2 ngay trước thềm kỳ họp Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA) diễn ra dưới hình thức trực tiếp lẫn trực tuyến tại Nairobi, Kenya vào cuối tháng này. Tại kỳ họp, hơn 100 quốc gia thành viên Liên hợp quốc sẽ thảo luận bộ khung tổng thể cho thỏa thuận toàn cầu đầu tiên về giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa. Đây có thể là hiệp ước toàn cầu quan trọng nhất kể từ sau Thỏa thuận Paris năm 2015.

Ông Marco Lambertini, Tổng Giám đốc Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) cho rằng: Người dân trên khắp thế giới đã thể hiện rõ quan điểm của họ. Giờ là thời điểm và cơ hội để các chính phủ thông qua 1 hiệp ước toàn cầu về nhựa, để chúng ta có thể chấm dứt tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

scdsfds
èd
sdff
fdsdf

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.