moitruongplus Rác nhựa có nguồn từ các hoạt động liên quan đến ngành thủy sản chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt năm 2021 (48,2%), trong khi số lượng rác nhựa suy giảm thì rác từ thủy sản lại tăng; phao xốp chiếm 60% số lượng rác nhựa từ thủy sản.

Thông tin từ Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế cho biết, từ năm 2019-2021, tổ chức này đã thực hiện một số hoạt động, dự án giám sát tình trạng rác thải nhựa trên bãi biển và trong rạn san hô; quản lý ô nhiễm và ngăn ngừa ô nhiễm nhựa đại dương.

Một vùng biển Nha Trang, Bái Tử Long, Núi Chúa, Lý Sơn, Cát Bà, Quảng Trị có sự suy giảm rác thải nhựa rõ rệt trong năm 2021. Ảnh minh họa

Kết quả thực hiện giám sát cho thấy, các bãi nằm trên đảo ven bờ (có hoạt động du lịch) có số lượng và khối lượng rác thấp hơn đáng kể so với các bãi trên đảo xa bờ và trên đất liền. Một số khu vực có sự suy giảm rác thải nhựa rõ rệt trong năm 2021 như: các vùng biển Nha Trang, Bái Tử Long, Núi Chúa, Lý Sơn, Cát Bà, Quảng Trị.

Rác nhựa có nguồn từ các hoạt động liên quan đến ngành thủy sản chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt năm 2021 (48,2%), trong khi số lượng rác nhựa suy giảm thì rác từ thủy sản lại tăng; phao xốp chiếm 60% số lượng rác nhựa từ thủy sản.

Đánh giá việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế để bảo vệ môi trường biển, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và triển vọng cho quản lý rác thải lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, ông Ngô Tiến Chương (Tổ chức hợp tác phát triển Đức) chia sẻ, trong những năm gần đây, hướng tiếp cận quản lý rác thải nhựa để bảo vệ môi trường biển của Tổ chức hợp tác phát triển Đức là quản lý rác thải từ nguồn đến biển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản; thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn…

Đặc biệt, với Dự án Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế để bảo vệ môi trường biển và các rạn san hô, đã có tổng cộng 8 dự án thử nghiệm được lên kế hoạch thực hiện trong 4 nước khu vực ASEAN (Campuchia, Indonesia, Philippines, Việt Nam) và tùy thuộc vào sự phù hợp của nguồn vốn đầu vào.

Theo đó, Việt Nam đã áp dụng các mô hình để tối ưu hóa việc ngăn ngừa chất thải, cải thiện việc thu gom và tái chế chất thải ở khu vực nông thôn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và quản lý chất thải nhựa xuyên biên giới; tăng cường chuỗi giá trị nhựa, bao gồm cả các ngành không chính thức.

Lãnh đạo Tổng cục Thủy sản cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới đây đã ban hành Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020-2030.

Kế hoạch nêu rõ mục tiêu chung phải đạt được giảm thiểu rác thải nhựa trong sản xuất ngành thủy sản, từng bước quản lý rác thải nhựa đại dương theo cách tiếp cận từ đầu nguồn tới biển, kinh tế tuần hoàn và phát triển kinh tế xanh; nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng nông, ngư dân, các doanh nghiệp về rác thải nhựa, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dsad
scdsfds
èd
sdff

New Zealand: Sông băng bị thu hẹp, đứng trước nguy cơ biến mất

Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước quốc gia New Zealand (NIWA) ngày 25/3 công bố báo cáo cho thấy các sông băng ở nước này đang "tiếp tục co lại" và đứng trước nguy cơ tan biến do mất băng kéo dài.

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.