moitruongplus Thời gian qua, UBND tỉnh Đồng Tháp thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành, tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý chất thải, trong đó tập trung vào chất thải rắn sinh hoạt.
Hiện nay toàn tỉnh Đồng Tháp đã có 9/12 huyện, thành phố thực hiện xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Nhìn chung, các đơn vị thu gom rác thời gian qua có cải thiện về năng lực, tăng cường nhân lực, phương tiện, tần suất thu gom nên tỷ lệ thu gom từng bước được tăng lên, không còn tình trạng ứ đọng chất thải sinh hoạt tại các chợ, khu dân cư, khu vực công cộng. Toàn tỉnh có 22 khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bao gồm 6 khu xử lý chất thải tập trung được đầu tư ô chôn lấp chất thải hợp vệ sinh và 16 bãi rác tạm. Đến nay, còn 18 khu xử lý đang hoạt động (4 bãi rác tạm đã đóng cửa, ngừng tiếp nhận chất thải), chủ yếu tiếp nhận và xử lý bằng biện pháp chôn lấp.
Ảnh minh họa
Thời gian qua, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành, tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý chất thải, trong đó tập trung vào chất thải rắn sinh hoạt. Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, nhất là vào mùa mưa và các dịp lễ, Tết để giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường do các khu xử lý chất thải, bãi rác tạm gây ra...
Định hướng đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh sẽ kêu gọi, thu hút nhà đầu tư để hoàn thiện và đi vào hoạt động 2 khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung (Đập Đá, huyện Cao Lãnh và Bình Thạnh, TP Hồng Ngự) và 1 khu xử lý cho các xã cù lao. Các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong Khu xử lý tập trung theo công nghệ tiên tiến, hiện đại. Cụ thể, Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh kêu gọi xã hội hóa đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung công nghệ tiến tiến, hiện đại với công suất 500 tấn/ngày (ưu tiên công nghệ đốt rác phát điện), đảm bảo xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn TP Cao Lãnh, TP Sa Đéc và các huyện: Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và một số xã của huyện Tháp Mười.
Khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung Bình Thạnh, TP Hồng Ngự: kêu gọi xã hội hóa đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung công nghệ tiến tiến, hiện đại với công suất 400 tấn/ngày (ưu tiên công nghệ đốt rác phát điện), đảm bảo xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn TP Hồng Ngự và các huyện: Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình và một số xã của huyện Tháp Mười.
Đối với các xã cù lao huyện Hồng Ngự (Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B) và các xã cù lao huyện Thanh Bình (Tân Hòa, Tân Quới, Tân Huề, Tân Bình, Tân Long): kêu gọi xã hội hóa đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho các xã này theo công nghệ phù hợp (ưu tiên lò đốt chất thải rác sinh hoạt với công suất tối thiểu 350kg/giờ và đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành đối với lò đốt chất thải rắn sinh hoạt.
Ngoài ra, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện một số nội dung cụ thể. Trong đó, đối với TP Sa Đéc, chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố được phân loại, thu gom, vận chuyển về Khu xử lý Tân Phú Đông để xử lý bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh; tiếp tục đầu tư thêm ô chôn lấp hợp vệ sinh tại Khu xử lý Tân Phú Đông để đảm bảo tiếp nhận, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (do ô chôn lấp hiện trạng đã gần đầy và có thể tiếp nhận thêm chất thải rắn sinh hoạt của huyện Châu Thành khi Khu xử lý rác Phú Hựu đầy không thể mở rộng hoặc không kêu gọi được nhà đầu tư lò đốt chất thải rắn sinh hoạt).
Huyện Châu Thành xây dựng phương án mở rộng, cải tạo phục hồi môi trường Khu xử lý rác Phú Hựu và kêu gọi xã hội hóa đầu tư lò đốt chất thải sinh hoạt để xử lý khối lượng đang tồn đọng và tiếp tục tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đến năm 2025. Trường hợp không thể mở rộng khi Khu xử lý rác Phú Hựu đầy và không kêu gọi được nhà đầu tư lò đốt chất thải rắn sinh hoạt thì lập phương án đưa chất thải rắn sinh hoạt về Khu xử lý Tân Phú Đông để xử lý bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh.
Huyện Hồng Ngự lập phương án phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn vận chuyển về Khu xử lý Bình Thạnh, TP Hồng Ngự để xử lý. Riêng đối với các xã cù lao Long Khánh A, Long Khánh B, Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B tiếp tục thu gom và vận chuyển về Khu xử lý Phú Thuận A và Khu xử lý Long Khánh A để tiếp tục xử lý đến năm 2025.
Từ ngày 1/1/2022, chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự được phân loại, thu gom, vận chuyển về Khu xử lý Bình Thạnh để chôn lấp hợp vệ sinh. TP Hồng Ngự rà soát, kiểm tra tình hình triển khai dự án Nhà máy xử lý rác thải và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh của Công ty cổ phần Gia Bình Hồng Ngự tại Khu xử lý Bình Thạnh (đã trễ tiến độ đầu tư). Trường hợp công ty này không đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, quyết định thu hồi dự án và kêu gọi xã hội hóa đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung với công suất 400 tấn/ngày (ưu tiên công nghệ đốt kết hợp phát điện), phấn đấu đến năm 2025 đi vào hoạt động...
Do ảnh hưởng bão số 3 toàn tỉnh Bắc Ninh có 163,31 ha/555,65ha rừng trồng, chiếm 29,3% diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó 23ha bị gẫy, đổ từ 70% đến 90% số cây; diện tích còn lại gẫy đổ 30-50%.
Sáng nay 10/9, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, với 128 khẩu, khiến 15 người chết, nhiều người mất tích.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng với mực nước là 10,5 m.
Tối 10/9/2024, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông tin, đoạn đê sông Lô qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện nay, công tác vá đê đang được gấp rút triển khai.
Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.
Trước tình hình thiên tai nghiêm trọng, sáng 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn tỉnh.