moitruongplus Chiều 16/12, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động cuộc thi “Đề xuất mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai”.

Phát động Cuộc thi, ông Tăng Thế Cường- Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Trưởng Ban tổ chức cho biết: Để thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), giảm nhẹ các rủi ro thiên tai, trên thế giới và Việt Nam, có rất nhiều sáng kiến, giải pháp về mô hình kinh tế, mô hình sinh kế nhằm ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Các mô hình kinh tế thích ứng với BĐKH là những mô hình can thiệp, đã được điều chỉnh để né tránh, giảm thiểu tác động hoặc thích ứng với quy luật diễn biến của một trong những yếu tố của BĐKH tác động mạnh mẽ lên nó, trong thực tại hay tương lai và kết quả là mô hình đó có thể giảm nhẹ và phục hồi với các tác động của BĐKH…

Quang cảnh lễ phát động. Ảnh: Tư liệu

Trước đây, một số cơ quan, tổ chức đã từng lấy chủ đề biến đổi khí hậu để tổ chức các cuộc thi và đạt kết quả cao. Tuy nhiên, để tổ chức một Cuộc thi về biến đổi khí hậu có tính ứng dụng cao trong thực tiễn xã hội là một chủ đề mới, thời sự, ý nghĩa to lớn, có tính tuyên truyền cổ động cao và gần gũi với chính mỗi chúng ta để thu hút nhiều đối tượng tham gia.

"Vì vậy, Cục Biến đổi khí hậu phát động Cuộc thi với chủ đề "Đề xuất mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai” với mục đích tìm kiếm các ý tưởng, sáng kiến, mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và có tính ứng dụng cao trong thực tiễn đời sống xã hội. Cuộc thi cũng nhằm lựa chọn các tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc phục vụ tuyên truyền, nhân rộng, nâng cao hiệu quả về ứng phó với biến đổi khí hậu, gắn công tác quản lý Nhà nước với các hoạt động xã hội, cộng đồng trong ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro do thiên tai vì sự phát triển kinh tế bền vững”- ông Tăng Thế Cường nhấn mạnh.

Đối tượng cuộc thi gồm tập thể, cá nhân đang sinh sống, làm việc việc tại Việt Nam; công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hoặc cá nhân là người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi theo 3 hình thức: Thứ nhất là tác phẩm viết. Các hồ sơ, tài liệu viết được thể hiện trên chất liệu giấy in. Thứ hai là tác phẩm vẽ, gồm vẽ tay trên nền giấy và vẽ trên nền tảng công nghệ. Vẽ trên giấy sử dụng màu bột gouach, màu poster, màu acrylic, khổ giấy vẽ (kích thước các cạnh nhỏ nhất là 210 x 297mm, lớn nhất là 420 x 594mm). Vẽ nền tảng công nghệ được tạo dựng từ chương trình/ứng dụng đồ họa trên máy tính hoặc điện thoại di động và các nền tảng công nghệ phù hợp. Thứ ba là mô hình mô phỏng được thể hiện thông qua dàn dựng, thiết kế, lắp ráp, trình diễn, diễn giải, mô phỏng.

Ban Tổ chức tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi kể từ ngày phát động cuộc thi đến hết ngày 30/6/2022 (theo dấu bưu điện hoặc xác nhận thông tin trên hồ sơ điện tử).

Đồng thời, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn và trao chứng nhận cho các tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc gồm 44 giải thưởng (31 giải cá nhân và 13 giải tập thể). Với cá nhân sẽ có 1 giải Nhất; 6 giải Nhì; 9 giải Ba và 15 giải Khuyến khích. Với tập thể sẽ có 1 giải Nhất; 3 giải Nhì, 3 giải Ba và 6 giải Khuyến khích.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dsad
scdsfds
èd
sdff

New Zealand: Sông băng bị thu hẹp, đứng trước nguy cơ biến mất

Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước quốc gia New Zealand (NIWA) ngày 25/3 công bố báo cáo cho thấy các sông băng ở nước này đang "tiếp tục co lại" và đứng trước nguy cơ tan biến do mất băng kéo dài.

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.