moitruongplus Người dân thành phố Coalinga, tiểu bang của California, Mỹ đang hứng chịu đợt hán hán tồi tệ nhất trong lịch sử.

Theo Washington Post đưa tin, thành phố của bang California có thể sẽ cạn kiệt nước để sử dụng trong vòng 2 tháng tới. Hiện tại nguồn nước duy nhất của địa phương được cung cấp bởi hệ thống dẫn nước do chính quyền bang quản lý.

Giới chức địa phương dự báo thành phố sẽ sử dụng hết nguồn nước này trước khi hết năm nay. Chính quyền địa phương đang loay hoay tìm giải pháp để chạy đua với thời gian và cứu vãn tình trạng này trước khi tìm được nguồn nước thay thế mới. Người dân đã tìm cách dự trự nước tại nhà.

Nếu Coalinga không thể tìm được giải pháp thay thế, thành phố sẽ buộc phải mua nước từ ngoài thị trường với mức giá cao ngất ngưởng, ảnh hưởng tới ngân sách thành phố.


Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Gần đây, Thị trưởng thành phố Ron Ramsay đã thông qua quyết định cấm người dân tưới nước ở sân vườn, và tăng mức phạt đối với những người sử dụng lãng phí, nhưng các biện pháp này sẽ không phải là giải pháp lâu dài.

Ông thừa nhận: "Chúng tôi chưa bao giờ lâm vào tình cảnh này khi họ nói nguồn nước cung cấp cho thành phố sắp cạn kiệt.

Khắp toàn bộ tiểu bang, người dân đang đối mặt với tình trạng thiếu nước tồi tệ chưa từng có. Các hồ chứa nước đang ghi nhận mức giảm kỉ lục. Nhiều khu dân cư đã không còn nguồn cung nước. Các tiểu bang dọc tuyến sông Colorado đang thảo luận phương án cắt giảm cung cấp nước, điều này nếu được thực hiện, sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới khu vực được cho là khu vực sản xuất nông sản quan trọng nhất nước Mỹ.

Thời tiết ngày càng nóng bức và khô hạn đã buộc California và nhiều tiểu bang khác phải tính tới một tương lai họ sẽ có ít nước hơn.

California đã trải qua quãng thời gian khô hạn kéo dài kỷ lục 4 tháng. Các hồ chứa nước khô kiệt buộc hàng triệu người dân phải hạn chế sử dụng nước cho nhu cầu không thiết yếu.

Nguồn nước cung cấp cho Coalinga đến từ hồ chứa San Luis, cách khoảng 145 km về phía bắc, và được cung ứng thông qua tuyến đường dẫn California Aqueduct, được xây dựng vào những năm 60 nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp tại đây. Đây là một phần của dự án Thung lũng trung tâm (Central Valley Project), một hệ thống các côn đập, hồ chứa nước và kênh đào hiện đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán.

Những người nông dân hiện đã không được cung ứng nước từ hệ thống này kể từ đầu năm. Điều đó có nghĩa với Coalinga sẽ chỉ có thể được đáp ứng 1/4 nhu cầu sử dụng nước trong năm nay.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

scdsfds
èd
sdff
fdsdf

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.