moitruongplus Bộ Y tế Indonesia thừa nhận, đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng số lượng chất thải y tế, trong khi Indonesia thiếu các cơ sở xử lý số rác thải này. Tuy nhiên, họ đang làm nỗ lực để tìm giải pháp.
Trên khắp Indonesia hiện có 3.000 bệnh viện và 17.000 phòng khám. Trong số đó, chỉ có 120 bệnh viện vận hành lò đốt để tiêu hủy chất thải y tế của họ. Ngoài ra, có 20 địa điểm quản lý chất thải trải do tư nhân sở hữu chủ yếu tập trung ở đảo Java, có thể quản lý 384,12 tấn chất thải y tế mỗi ngày. Trong khi, theo Hiệp hội các bệnh viện Indonesia (PERSI), hiện nay, các bệnh viện trên khắp Indonesia thải ra khoảng 493 tấn mỗi ngày. Chưa kể, rác thải y tế còn đến từ các hộ gia đình có bệnh nhân Covid-19, các cơ sở cách ly, khách sạn, sân bay, trung tâm thương mại và nhiều khu vực công cộng khác.
Đưa rác thải y tế đi xử lý. Ảnh: Internet
Bộ Y tế Indonesia thừa nhận, đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng số lượng chất thải y tế, trong khi Indonesia thiếu các cơ sở xử lý số rác thải này. Tuy nhiên, họ đang làm nỗ lực để tìm giải pháp.
Đại diện nhóm Liên minh Chất thải Indonesia cho biết, theo quy định, rác thải y tế được xếp vào loại chất thải nguy hiểm và độc hại, cần được đốt để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và ngăn ngừa ô nhiễm. Tuy nhiên, hiện nay, ở Indonesia, việc giám sát và thực thi các quy định còn yếu kém, cùng với việc thiếu các lò đốt được chứng nhận, đã dẫn đến việc xuất hiện rác thải y tế ở các bãi rác vốn chỉ dành cho rác thải sinh hoạt.
Các bệnh viện bên ngoài Java, đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa phải chi trả nhiều tiền cho các công ty quản lý chất thải để chuyên chở và tiêu hủy. Chẳng hạn như các bệnh viện ở Papua phải trả 10.000 Rupiah mỗi kg chất thải y tế để vận chuyển quãng đường 3.000 km về đảo Java để tiêu hủy. Khi chính phủ mở rộng định nghĩa về "chất thải lây nhiễm” đối với bất cứ thứ gì tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19, thì rác thải y tế không chỉ là dụng cụ y tế đã qua sử dụng mà còn là quần áo, khăn ăn, tã lót thậm chỉ cả thức ăn thừa. Do đó, số lượng chất thải y tế tăng lên nhiều lần khiến công suất lò đốt bị quả tải, gây tắc nghẽn và đặt các nhân viên y tế cũng như bệnh nhân trong bệnh viện vào tình thế dễ bị lây nhiễm Covid-19 từ rác thải.
Tổng Giám đốc Cơ quan Quản lý Chất thải, Rác thải và Vật liệu Độc hại Nguy hiểm (PSLB3) thuộc Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia, cho biết chính phủ đã thực hiện một số bước để giải quyết vấn nạn rác thải y tế của nước này.
Thứ nhất, yêu cầu các cơ sở y tế tự đốt rác thải y tế bằng lò đốt có nhiệt độ tối thiểu 800 độ C. Thông thường họ cần giấy phép để sử dụng các lò đốt này, Indonesia đã nới lỏng yêu cầu này và cấp giấy phép tạm thời cho khoảng 200 bệnh viện trên toàn quốc.
Thứ hai chính phủ nhờ đến sự giúp đỡ của các nhà máy xi măng để tận dụng các lò nung để đốt rác thải. Hiện nay có 13 công ty xi măng sẵn sàng trợ giúp và chính phủ Indonesia đang lên kế hoạch ban hành quy định cho các nhà máy này được đốt rác thải y tế.
Thứ ba, Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia đang lập bản đồ khu vực không có dịch vụ xử lý chất thải y tế và nhà máy xi măng, sau đó sẽ mua các lò đốt nhỏ và phân phối đến các vùng này.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, chính phủ Indonesia cần phải hướng tới một giải pháp toàn diện hơn thay vì chỉ giám sát chất thải từ các cơ sở y tế. Chuyên gia sức khỏe cộng đồng, Tiến sĩ Hermawan cho biết: "Sự chú ý của chính phủ chỉ tập trung vào các cơ sở y tế, trong khi chất thải lây nhiễm được tạo ra bởi các hộ gia đình bình thường và các cơ sở công cộng lại bị bỏ qua".
Ở Indonesia, nhiều khách sạn đã chuyển đổi thành cơ sở cách ly. Các sân bay, bến ga tàu nơi thực hiện các xét nghiệm Covid-19 cũng là nơi có rác thải lây nhiễm cần được xử lý. Thậm chí ở các nơi công cộng như trung tâm mua sắm và văn phòng hiện nay chưa có địa điểm thu gom rác thải y tế bao gồm khẩu trang và gang tay đã qua sử dụng.
Trong khi Indonesia đang hướng tới chung sống với đại dịch bằng cách duy trì thói quen đeo khẩu trang, việc đưa ra các giải pháp tổng thể liên quan đến xử lý chất thải y tế không phải từ các cơ sở y tế, đặc biệt liên quan đến bệnh nhân mắc Covid-19 tự cách ly là rất cần thiết./.
Do ảnh hưởng bão số 3 toàn tỉnh Bắc Ninh có 163,31 ha/555,65ha rừng trồng, chiếm 29,3% diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó 23ha bị gẫy, đổ từ 70% đến 90% số cây; diện tích còn lại gẫy đổ 30-50%.
Sáng nay 10/9, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, với 128 khẩu, khiến 15 người chết, nhiều người mất tích.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng với mực nước là 10,5 m.
Tối 10/9/2024, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông tin, đoạn đê sông Lô qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện nay, công tác vá đê đang được gấp rút triển khai.
Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.
Trước tình hình thiên tai nghiêm trọng, sáng 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn tỉnh.