moitruongplus Theo Quyết định số 214, ngày 25/2/2022 của KTNN, cuộc kiểm toán chuyên đề công tác quản lý nhà nước về TNKS lần này sẽ được tiến hành tại Bộ Tài nguyên và Môi trường và 11 tỉnh.

Chiều 01/3, tại Trụ sở Kiểm toán Nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh và Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) Võ Tuấn Nhân đã chủ trì Hội nghị công bố Quyết định kiểm toán Chuyên đề công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017-2020 của Bộ TN&MT và các tỉnh: Yên Bái, Thừa Thiên - Huế, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Phú Thọ, Thái Bình, Bình Định, Bình Phước, Cao Bằng.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Internet

Dự Hội nghị có lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo UBND các tỉnh được kiểm toán và thành viên các tổ kiểm toán; tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện một số sở, ngành liên quan.

Theo Quyết định số 214, ngày 25/2/2022 của KTNN, cuộc kiểm toán chuyên đề công tác quản lý nhà nước về TNKS lần này sẽ được tiến hành tại Bộ Tài nguyên và Môi trường; các tỉnh: Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Phú Thọ, Thái Bình, Bình Định, Bình Phước và Cao Bằng.

Thời gian kiểm toán trong vòng 60 ngày, kể từ ngày ký quyết định. Phạm vi kiểm toán là trong giai đoạn 2017-2021 và các thời kỳ trước hoặc sau, có liên quan của các đơn vị được kiểm toán.

Nội dung kiểm toán gồm: Việc tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách; việc thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch; việc cấp, thực hiện các loại giấy phép; việc quản lý thu, nộp ngân sách nhà nước các khoản thuế, phí, lệ phí; việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường; việc tổng hợp kết quả điều tra, thống kê, kiểm kê về khoáng sản; việc thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng liên quan đến hoạt động thăm dò, khai thác TNKS.

Phó Tổng KTNN nhấn mạnh việc quản trị TNKS ở nước ta còn nhiều bất cập. Điển hình là công tác kiểm soát sản lượng khoáng sản thực tế chưa chặt chẽ, gây tổn thất khoáng sản. Nhiều khu vực khai thác khoáng sản tác động xấu đến môi trường nhưng chưa được khắc phục triệt để.

Tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển, xuất khẩu khoáng sản trái phép vẫn diễn ra. Số lượng giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản được cấp gia tăng, trong khi việc đầu tư các dự án chế biến sâu ít được quan tâm…

Bởi vậy, mục tiêu của cuộc kiểm toán lần này là nhằm đánh giá việc thực hiện trách nhiệm, tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về TNKS; việc chấp hành các quy định trong thăm dò, khai thác TNKS và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời chỉ ra các sai phạm (nếu có) nhằm kiến nghị với các đơn vị được kiểm toán chấn chỉnh, khắc phục; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách liên quan.

Cũng qua cuộc kiểm toán này, KTNN sẽ cung cấp thông tin, số liệu tin cậy cho Quốc hội, HĐND các tỉnh giám sát về quản lý, cấp phép khai thác khoáng sản. KTNN đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương phối hợp tốt với các tổ công tác của KTNN trong quá trình làm việc; đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả của hoạt động kiểm toán.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Đắk Lắk: Đất tặc vẫn “lộng hành” tại xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk

Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây, một số chủ lò gạch lợi dụng vào ban đêm ngang nhiên khai thác đất trái phép tại khu vực thôn 5, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk đưa đất về các lò gạch làm gạch, bất chấp quy định pháp luật.

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về địa chất, khoáng sản

Bộ Chính trị vừa mới ban hành Nghị quyết 10-NQ/TW định hướng về chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Vĩnh Phúc: Xuất hiện “Cát tặc” tại Sông Lô

Trong các ngày 22 - 23/2/2022 tại khu vực sông Lô đoạn giáp danh giữa xã An Đạo ( Phù Ninh, Phú Thọ)và xã Đôn Nhân (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) xuất hiện một số tàu hút, tàu cuốc khai thác cát trái phép vào ban đêm.

Lâm Đồng: Ngang nhiên “xẻ thịt” đèo Bảo Lộc để khai thác đá

Từ nguồn tin riêng của Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử về việc, giữa đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) tồn tại tình trạng khai thác đá. Tại đây, một số người đã dùng xe múc, xe ủi… để mở đường, làm nhà, đấu nối điện để thực hiện việc khai thác đá.

Bắc Giang tăng cường kiểm tra thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với hoạt động khai thác khoáng sản

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn yêu cầu các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân tăng cường kiểm tra, xử lý và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với hoạt động khai thác khoáng sản.

Hà Nam: Vụ bắt giữ 14 tàu khai thác cát trái phép, trách nhiệm của cơ quan quản lý?

Tại thời điểm kiểm tra, phát hiện trên 14 tàu có 55 thuyền viên, thu giữ 3000 m3 cát khai thác trái phép. Được biết, tại khu vực trên không có bất cứ mỏ cát nào được các cơ quan chức năng cấp phép.