moitruongplus Quá trình vận chuyển than đến cung cấp cho một nhà máy nhiệt điện ở thị xã Kinh Môn (Hải Dương), đã hé lộ nghi án xuất hiện đường dây trộm cắp hàng ngàn tấn than trên sông Kinh Thầy…

Theo phản ánh của người dân ở phường Phú Thứ, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, cho biết: thời gian qua tại một bến cảng tư nhân trên địa bàn xuất hiện hàng loạt sà lan chở than cập bến vào thời điểm đêm khuya, rồi nhanh chóng sử dụng máy múc cỡ lớn để múc than từ sà lan lên đoàn xe tải chờ sẵn trên bờ để vận chuyển đến tập kết tại một bến bãi cách đó vài km.

Việc làm bất thường này, được cho là của một nhóm người đã lợi dụng khe hở trong quản lý, vận chuyển than và đêm tối để trộm cắp hàng nghìn tấn than trong suốt một thời gian dài, qua đó thu lợi bất hợp pháp số tiền rất lớn lên đến nhiều tỉ đồng. Được biết, lượng than này được vận chuyển từ một bến cảng tư nhân trên địa bàn thị xã Kinh Môn đến cung cấp cho một nhà máy nhiệt điện ở tỉnh Hải Dương.



Chiếc xe tải nhãn hiệu Howo (loại 3 chân) tham gia chở than "nghi” ăn cắp từ những chiếc sà lan đi tiêu thụ. Ảnh cắt từ clip

Ngoài ra, quá trình vận chuyển than các phương tiện xe tải trên không được che phủ bạt khiến cho than rơi vãi khắp mặt đường, gây ô nhiễm môi trường.

Anh Bùi Văn C. người dân sống cạnh khu vực cảng trên cho biết: nguyên tắc sau khi sà lan nhận than từ cảng đầu mối phải vận chuyển thẳng về nhà máy nhiệt điện kia để bàn giao. Tuy nhiên, trên đường di chuyển, lợi dụng đêm tối nhiều sà lan đã cập vào một cảng tư nhân trên địa bàn phường Phú Thứ, thị xã Kinh Môn, sau đó một số đối tượng ngang nhiên tổ chức bốc xúc than từ sà lan lên xe tải để vận chuyển đi nơi khác tập kết, tiêu thụ. Đây rõ ràng là dấu hiệu của hành vi trộm cắp tài sải, vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Cũng theo anh Bùi Văn C., đêm nào cũng có 3-5 sà lan chở than cập vào cảng trên, do đó lượng than nghi bị đánh cắp với số lượng rất lớn, đêm nào ít thì khoảng 200 tấn, nhiều thì lên đến cả nghìn tấn. Bởi lẽ, với mỗi một sà lan nhóm đối tượng trên sẽ cho xúc đầy lên thùng khoảng 7-15 xe tải loại Howo (loại 3 chân), mỗi xe này chở khoảng 13 khối than tương đương với 20-22 tấn. Tuy nhiên, khi xúc than các đối tượng sử dụng gầu máy xúc nèn chặt, và chất cao quá thành thùng nên mỗi xe chở được khoảng 16 khối tương đương với 25-27 tấn.



Máy múc cỡ lớn được huy động đến múc than từ sà lan lên đoàn xe tải. Ảnh cắt từ clip

Không những vậy, quá trình vận chuyển than đến điểm tập kết cũng gây hệ luỵ tiêu cực về môi trường, nguyên nhân là do các xe tải trên đều chở than vượt quá thành thùng nhưng không được che phủ bạt kín khiến than rơi vãi gây bụi bẩn, ô nhiễm môi trường.

Để có thông tin chính xác, và được sự hỗ trợ của người dân địa phương, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có nhiều đêm ‘mật phục’ để tiếp cận khu vực cảng trên để ghi nhận hình ảnh trực tiếp về hoạt động của đường dây ‘nghi’ trộm cắp than trên.

Theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, vào khoảng 0h ngày 26/12/2022, tại khu vực đối diện mố cảng 4B, cảng Nhà máy thép Hòa Phát trên sông Kinh Thầy (thuộc địa bàn phường Phú Thứ, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), xuất hiện một sà lan mang số hiệu SD13-VT cập vào cảng tư nhân (sau số nhà 187, đường Vạn Chánh, thị xã Kinh Môn), ngay sau đó một số đối tượng chờ sẵn đã dùng máy xúc cỡ lớn nhanh chóng bốc xúc than dưới sà lan này lên các xe tải mang BKS: 34C-074.73; 34C-204.25; 34C-204.83; 34C-223.62,... sau khi ‘ăn’ đầy than đoàn xe tải này gấp rút vận chuyển hàng trăm tấn than đi nơi khác tập kết, tiêu thụ.

Đến 1h30, tiếp tục xuất hiện 01 tàu kéo không rõ số hiệu  kéo theo 02 sà lan mang số hiệu SD70 và SD71 cập bến. Theo ghi nhận, chỉ trong khoảng thời gian ngắn nhóm đối tượng này đã xúc được 7 xe tải than từ 02 chiếc sà lan trên. Đến khoảng 3h, một sà lan số hiệu SD1206-1 tiếp tục cập bến, và chỉ sau hơn 1 giờ đồng hồ nhóm này đã xúc được 12 xe tải than từ sà lan này chở đi tiêu thụ.

Tiếp đó, vào đêm ngày 30/12/2022, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam tiếp tục ghi nhận hàng loạt xe tải cỡ lớn loại Howo "3 chân" mang các BKS: 34C-074.73; 34C-204.25; 34C-204.83; 34C-223.62,... tham gia vận chuyển than từ cảng tư nhân trên (sau số nhà 187, đường Vạn Chánh, thị xã Kinh Môn) về khu vực phường Minh Tân, thị xã Kinh Môn để tiêu thụ.

Khi PV đang ghi hình đoàn xe vận chuyển than trên thì bất ngờ một số đối tượng dùng xe ô tô mang nhãn hiệu Vinfast Lux A2.0 màu đỏ (biển kiểm soát đã bị các đối tượng che kín) và 01 xe ô tô Huyndai Santafe mang BKS: 34C-237.13 chặn đầu, chặn đuôi xe của nhóm PV. Ngay sau đó, nhiều đối tượng xuống đứng vây xung quanh xe của nhóm PV nhằm mục đích gây áp lực, cản trở PV tác nghiệp để "giải cứu” đoàn xe tải chở than kia di chuyển.

Trước tình trạng trên, và để bảo bảo an toàn tính mạng của mình, PV đã liên hệ qua điện thoại với ông Triệu Thế Hùng - Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, để phản ánh dấu hiệu xuất hiện đường dây trộm cắp than "khủng” trên sông Kinh Thầy, đã và đang diễn ra trong khoảng thời gian dài trên địa bàn tỉnh Hải Dương, nhưng không được lực lượng chức năng phát hiện, xử lý.

Sau khi tiếp nhận thông tin từ PV, người đứng đầu chính quyền tỉnh Hải Dương cảm ơn cơ quan báo chí đã thông tin sự việc, và nói sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh sự việc.



Nhóm đối tượng dùng 02 ô tô để chặn đầu, chặn đuôi xe của PV nhằm gây áp lực, cản trở PV tác nghiệp để "giải cứu” đoàn xe tải nghi chở than trộm cắp đi tiêu thụ. Ảnh cắt từ clip

Và chỉ ít phút sau cuộc trao đổi qua điện thoại trên giữa PV Môi trường và Đô thị Việt Nam với Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, một đối tượng đang đứng chặn đầu xe của nhóm PV, sau khi nghe điện thoại của ai đó rồi ra hiệu đoàn xe tải chở than dừng hoạt động, đồng thời nhóm người này lên 02 chiếc xe ô tô chặn đầu, đuôi xe của PV như đã nêu trên lần lượt rời đi.

Trong một diễn biến khác, liên quan đến sự việc trên, sáng ngày 31/12/2022, PV nhận được cuộc điện thoại từ số lạ của một người đàn ông, qua trao đổi người này cho biết: Hiện nay bên anh đang tập trung xác minh sự việc, anh trao đổi để em (PV) nắm được, có gì phối hợp với anh. Qua tìm hiểu, số điện thoại 0904202xxx liên hệ với PV nêu trên trùng với số điện thoại được cho là của Trưởng Công an thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Trước sự việc trên, rất cần lực lượng chức năng của tỉnh Hải Dương, đặc biệt là Công an tỉnh Hải Dương và Công an thị xã Kinh Môn nhanh chóng vào cuộc, điều tra làm rõ nghi án xuất hiện đường dây trộm cắp than trên sông Kinh Thầy, đồng thời làm rõ có hay không "thế lực ngầm” đứng sau bảo kê đường dây này hoạt động.

Về sự việc trên, Toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam sẵn sàng phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan để cung cấp tài liệu, hình ảnh, clip và chứng cứ chứng minh nghi án xuất hiện đường dây trộm cắp than trên sông Kinh Thầy như đã nêu trên.

Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin sự việc.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Đắk Lắk: Đất tặc vẫn “lộng hành” tại xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk

Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây, một số chủ lò gạch lợi dụng vào ban đêm ngang nhiên khai thác đất trái phép tại khu vực thôn 5, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk đưa đất về các lò gạch làm gạch, bất chấp quy định pháp luật.

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về địa chất, khoáng sản

Bộ Chính trị vừa mới ban hành Nghị quyết 10-NQ/TW định hướng về chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Vĩnh Phúc: Xuất hiện “Cát tặc” tại Sông Lô

Trong các ngày 22 - 23/2/2022 tại khu vực sông Lô đoạn giáp danh giữa xã An Đạo ( Phù Ninh, Phú Thọ)và xã Đôn Nhân (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) xuất hiện một số tàu hút, tàu cuốc khai thác cát trái phép vào ban đêm.

Lâm Đồng: Ngang nhiên “xẻ thịt” đèo Bảo Lộc để khai thác đá

Từ nguồn tin riêng của Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử về việc, giữa đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) tồn tại tình trạng khai thác đá. Tại đây, một số người đã dùng xe múc, xe ủi… để mở đường, làm nhà, đấu nối điện để thực hiện việc khai thác đá.

Bắc Giang tăng cường kiểm tra thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với hoạt động khai thác khoáng sản

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn yêu cầu các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân tăng cường kiểm tra, xử lý và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với hoạt động khai thác khoáng sản.

Hà Nam: Vụ bắt giữ 14 tàu khai thác cát trái phép, trách nhiệm của cơ quan quản lý?

Tại thời điểm kiểm tra, phát hiện trên 14 tàu có 55 thuyền viên, thu giữ 3000 m3 cát khai thác trái phép. Được biết, tại khu vực trên không có bất cứ mỏ cát nào được các cơ quan chức năng cấp phép.