moitruongplus Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây, một số chủ lò gạch lợi dụng vào ban đêm ngang nhiên khai thác đất trái phép tại khu vực thôn 5, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk đưa đất về các lò gạch làm gạch, bất chấp quy định pháp luật.


Được biết, việc khai thác đất để làm gạch đã được Nhà nước, chính quyền các cấp siết chặt, những mỏ đất sét được cấp phép càng ngày càng ít khiến cho các lò gạch gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu đầu vào. Có một thực tế là, nhu cầu gạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục tăng, vì lợi nhuận, một số cá nhân sẵn sàng bỏ qua các quy định của Nhà nước về quản lý tài nguyên, khoáng sản để có nguyên liệu sản xuất gạch.

Do đó, theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây, một số chủ lò gạch lợi dụng vào ban đêm ngang nhiên khai thác đất trái phép tại khu vực thôn 5, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk đưa đất về các lò gạch làm gạch, bất chấp quy định pháp luật, như thách thức cơ quan quản lý Nhà nước.

Ngày 28-2, Phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam đã về tìm hiểu, vào khoảng 24h đêm ngày 28/2, PV ghi nhận, ngay khu vực các lò gạch tập trung ở thôn 5, xã Vụ Bổn, các máy múc vẫn miệt mài múc đất, những chiếc xe ben chạy ầm ầm vào chở đất. Tiếng máy múc nổ, xe ben chạy chở đất, ánh đèn sáng náo nhiệt cả một vùng nông thôn mà không gặp phải bất cứ sự kiểm tra, xử lý nào từ phía chính quyền địa phương. Như vậy, phản ánh từ người dân là có cơ sở.

Theo người dân địa phương, các lò gạch ở đây chưa một lò nào được cấp phép khai thác, nguồn nguyên liệu đất sét để sản xuất gạch nung chủ yếu là khai thác, thu gom từ đồng ruộng và những khu vực đất phi nông nghiệp, bây giờ chính quyền không cho phép khai thác nữa, nên giờ họ hoạt động chủ yếu về đêm và được cử người trông coi, nếu có người lạ đi vào họ sẽ báo ngay, các anh không bắt được họ đâu.

Ngày 16/04/2021, UBND huyện Krông Pắk có Báo cáo số 144/BC-UBND gửi Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk có nội dung: " Trên địa bàn huyện còn 56 cơ sở sản xuất gạch đất sét nung, trong đó có 45 cơ sở đang hoạt động, 11 cơ sở dừng hoạt động. Qua rà soát, khối lượng sét nguyên liệu còn tồn trên địa bàn huyện là 119.150 m3 và có nguồn gốc từ việc thu gom từ các hộ dân cải tạo đất vườn, ao hồ và hạ thấp đồng ruộng để sản xuất lúa.

Trên cở sở tình hình thực tế, UBND huyện Krông Pắk đề xuất UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở Xây dựng hướng xử lý đối với các cơ sở sản xuất gạch trên địa bàn huyện như sau: "Cho phép các cơ sở sản xuất gạch trên địa bàn huyện sản xuất hết khối lượng sét nguyên liệu tồn đọng với mốc thời gian cụ thể đối với từng cơ sở ”.

Ngày 1/3, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã liên lạc qua điện thoại và trao đổi với ông Trần Văn Sáu, Chủ tịch UBND xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk về vụ việc trên, được ông Sáu cho hay: "Anh không nắm được vì đang là F0, Phó Chủ tịch cũng là F0, cách ly ở nhà..."

Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có bài phản ánh về tình trạng một số chủ lò gạch ngang nhiên khai thác đất trái phép tại xã Vụ Bổn và và Ea Uy, huyện Krông Pắk đưa về các lò gạch để làm gạch.
 

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Công bố Quyết định kiểm toán Chuyên đề công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản

Theo Quyết định số 214, ngày 25/2/2022 của KTNN, cuộc kiểm toán chuyên đề công tác quản lý nhà nước về TNKS lần này sẽ được tiến hành tại Bộ Tài nguyên và Môi trường và 11 tỉnh.

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về địa chất, khoáng sản

Bộ Chính trị vừa mới ban hành Nghị quyết 10-NQ/TW định hướng về chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Vĩnh Phúc: Xuất hiện “Cát tặc” tại Sông Lô

Trong các ngày 22 - 23/2/2022 tại khu vực sông Lô đoạn giáp danh giữa xã An Đạo ( Phù Ninh, Phú Thọ)và xã Đôn Nhân (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) xuất hiện một số tàu hút, tàu cuốc khai thác cát trái phép vào ban đêm.

Lâm Đồng: Ngang nhiên “xẻ thịt” đèo Bảo Lộc để khai thác đá

Từ nguồn tin riêng của Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử về việc, giữa đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) tồn tại tình trạng khai thác đá. Tại đây, một số người đã dùng xe múc, xe ủi… để mở đường, làm nhà, đấu nối điện để thực hiện việc khai thác đá.

Bắc Giang tăng cường kiểm tra thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với hoạt động khai thác khoáng sản

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn yêu cầu các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân tăng cường kiểm tra, xử lý và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với hoạt động khai thác khoáng sản.

Hà Nam: Vụ bắt giữ 14 tàu khai thác cát trái phép, trách nhiệm của cơ quan quản lý?

Tại thời điểm kiểm tra, phát hiện trên 14 tàu có 55 thuyền viên, thu giữ 3000 m3 cát khai thác trái phép. Được biết, tại khu vực trên không có bất cứ mỏ cát nào được các cơ quan chức năng cấp phép.