moitruongplus Từ nguồn tin riêng của Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử về việc, giữa đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) tồn tại tình trạng khai thác đá. Tại đây, một số người đã dùng xe múc, xe ủi… để mở đường, làm nhà, đấu nối điện để thực hiện việc khai thác đá.


Đáng nói việc khai thác này nằm ở phía trên quốc lộ 20 chỉ vài trăm mét. Việc khai thác đá tiềm ẩn nguy cơ gây sạt lở, ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng tại đây.

Ngày 4/1/2022, trước nguồn tin trên, phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có mặt tại vị trí phản ánh. Tại đây, chúng tôi ghi nhận tồn tại việc, một số người đã mở đường, làm nhà bằng tôn và đấu nối điện để phục vụ việc khai thác đá. Vị trí này, thuộc địa phận huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng.

Theo đó, khi phóng viên di chuyển theo con đường mới mở được đấu nối ra Quốc lộ 20 đã ghi nhận một mảng lớn diễn tích rừng đã bị tác động, hiện hữu là bãi đất trống. Cũng tại vị trí này, một số người đã cất nhà tạm bằng tôn... và đấu nối điện để thực hiện việc khai thác đá. 

Cũng tại đây, phóng viên ghi nhận một chiếc xe múc đất, có dấu hiệu đã bị cơ quan chức năng niêm phong. 

Tiếp tục di chuyển đến vị trí khai thác đá, phóng viên ghi nhận nhiều máy móc, dụng cụ phục vụ cho khái thác đá, một mảng đá lớn đã bị cắt xẻ… 

Đáng nói việc khai thác này nằm phía bên trên Quốc lộ 20 chỉ vài trăm mét, tiềm ẩn nguy cơ gây sạt lở. Ngoài ra, việc khai thác đá này còn ảnh hưởng đến rừng nơi đây. Liệu rằng việc khai thác đá tại đây đã được cấp phép, cơ quan nào cấp? hay khai thác đá trái phép?...

Về vụ việc trên, ngày 19/1/2022, phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đến UBND thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai để liên hệ làm việc. Tuy nhiên tại thời điểm này, theo một cán bộ ở đây cho biết, ông Đặng Văn Chinh - Chủ tịch UBND thị trấn Đạ M’ri đang bận họp trên UBND huyện.

Cùng ngày, phóng viên đã liên hệ với Văn phòng huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) để gặp Chủ tịch UBND huyện cung cấp thông tin, tìm hiểu vấn đề pháp lý liên quan đến việc khai thác đá trên đèo Bảo Lộc. Cũng tại đây, một lãnh đạo văn phòng huyện Đạ Huoai đã tiếp nhận thông tin, video để trình lên Chủ tịch UBND huyện Đạ Huoai.

Đến ngày 23/2/2022, một lần nữa phóng viên liên hệ để được làm việc trực tiếp với lãnh đạo UBND huyện Đạ Huoai hoặc UBND huyện sẽ trả lời bằng văn bản theo đề nghị của phóng viên, thì phía văn phòng huyện Đạ Huoai cho biết, đã xin ý kiến lãnh đạo, tuy nhiên, lãnh đạo huyện cho rằng không đúng tôn chỉ mục đích nên không tiếp...

Trước vụ việc trên, phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam đã thông tin đến ông Huỳnh Ngọc Hải - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng nắm tình trạng khai thác đá giữa đèo Bảo Lộc. Qua quá trình tiếp nhận thông tin, video ghi nhận tình trạng khai thác đá giữa đèo Bảo Lộc, ông Nguyễn Văn Đức, Trưởng phòng Quản lý khoáng sản và Tài nguyên nước cho biết, sẽ sớm phúc đáp thông tin theo đề nghị của phóng viên. 
Cơ quan Nhà nước có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin khi báo chí cần

Trước đó, liên quan đến việc cung cấp thông tin cho báo chí, sáng 8/2/2022 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã dự và chỉ đạo hội nghị Hội nghị giao ban báo chí đầu Xuân Nhâm Dần 2022. Hội nghị do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội nhà báo Việt Nam phối hợp với Báo Nhân dân tổ chức.

Tại đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh, Cơ quan Nhà nước có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin khi báo chí cần. Cụ thể: "Các cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm hơn trong việc cung cấp thông tin cho báo chí, chỉ có thể định hướng tuyên truyền tốt được nếu cung cấp thông tin cho báo chí chính thống thật nhanh và chính xác. Do đó, tôi đề nghị, hàng tuần, các cơ quan Nhà nước phải báo cáo và cập nhật đầy đủ các thông tin khi báo chí cần”.

Ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam rõ rằng như thế, thế nhưng vẫn đâu đó tồn tại việc một số lãnh đạo "né” cung cấp thông tin cho báo chí, phải chăng "trên bảo dưới không nghe?”.

Ai đứng sau vụ khai thác đá giữa đèo Bảo Lộc?

Liên quan đến khai thác đá giữa đèo Bảo Lộc, liệu rằng việc khai thác đá tại đây đã được cấp phép, cơ quan nào cấp phép? hay đây là một vụ khai thác đá lậu? Trách nhiệm liên quan thuộc về ai?...

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Công bố Quyết định kiểm toán Chuyên đề công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản

Theo Quyết định số 214, ngày 25/2/2022 của KTNN, cuộc kiểm toán chuyên đề công tác quản lý nhà nước về TNKS lần này sẽ được tiến hành tại Bộ Tài nguyên và Môi trường và 11 tỉnh.

Đắk Lắk: Đất tặc vẫn “lộng hành” tại xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk

Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây, một số chủ lò gạch lợi dụng vào ban đêm ngang nhiên khai thác đất trái phép tại khu vực thôn 5, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk đưa đất về các lò gạch làm gạch, bất chấp quy định pháp luật.

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về địa chất, khoáng sản

Bộ Chính trị vừa mới ban hành Nghị quyết 10-NQ/TW định hướng về chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Vĩnh Phúc: Xuất hiện “Cát tặc” tại Sông Lô

Trong các ngày 22 - 23/2/2022 tại khu vực sông Lô đoạn giáp danh giữa xã An Đạo ( Phù Ninh, Phú Thọ)và xã Đôn Nhân (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) xuất hiện một số tàu hút, tàu cuốc khai thác cát trái phép vào ban đêm.

Bắc Giang tăng cường kiểm tra thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với hoạt động khai thác khoáng sản

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn yêu cầu các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân tăng cường kiểm tra, xử lý và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với hoạt động khai thác khoáng sản.

Hà Nam: Vụ bắt giữ 14 tàu khai thác cát trái phép, trách nhiệm của cơ quan quản lý?

Tại thời điểm kiểm tra, phát hiện trên 14 tàu có 55 thuyền viên, thu giữ 3000 m3 cát khai thác trái phép. Được biết, tại khu vực trên không có bất cứ mỏ cát nào được các cơ quan chức năng cấp phép.