moitruongplus UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn yêu cầu các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân tăng cường kiểm tra, xử lý và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với hoạt động khai thác khoáng sản.


UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn yêu cầu các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân tăng cường kiểm tra, xử lý và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Ảnh minh họa

Theo đó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh cấp phép khai thác khoáng sản phù hợp với phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trong Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; bảo đảm việc khai thác, sử dụng khoáng sản có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phối hợp cơ quan liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức rà soát, phân loại, đánh giá thực trạng tình hình khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra các mỏ, điểm mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đã cấp phép khai thác, xong trước ngày 30/3/2022.

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên khoáng sản cho cán bộ, công chức chuyên môn cấp huyện, xã và nhân dân biết để thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan rà soát, kịp thời cập nhật giá các loại khoáng sản để điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên hàng năm trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với giá biến động của thị trường, tránh thất thu thuế tài nguyên.

Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng và UBND các huyện, thành phố nắm chắc địa bàn, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trái phép, nhất là khai thác, vận chuyển đất, đá, cát, sỏi. Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực khoáng sản, môi trường. Kiên quyết xử lý các chủ phương tiện vận chuyển đất, đá, cát, sỏi không có nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, vi phạm quy định về tải trọng, an toàn giao thông.

UBND các huyện, thành phố phối hợp với Ủy ban MTTQ và các đoàn thể, nhân dân tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản, bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Tổ chức triển khai tốt Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành; thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản.

Tập trung ngăn chặn, xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; tổ chức kiểm tra, kiểm soát các tuyến đường vận chuyển, bến bãi tập kết khoáng sản trên địa bàn. Giải quyết dứt điểm tình trạng khai thác trái phép cát, sỏi ven sông, suối, đất, đá làm vật liệu san lấp mặt bằng trên địa bàn; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; xử phạt, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền phải báo cáo và đề xuất ngay với Chủ tịch UBND tỉnh biện pháp xử lý.

Trường hợp không chấp hành đầy đủ những quy định về khai thác khoáng sản, không chấp hành việc kê khai sản lượng khai thác đầy đủ, kê khai thiếu, không trung thực về thuế, phí thông qua kiểm tra, kiểm soát thì lập biên bản xử phạt theo thẩm quyền hoặc theo kiến nghị của cơ quan thuế chuyển hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đến cấp có thẩm quyền giải quyết.

Những trường hợp không chấp hành việc kê khai, nộp thuế, phí đầy đủ, tái diễn từ 3 lần trở lên mà vẫn tiếp tục khai thác thì Chủ tịch UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm cá nhân và kiểm điểm trước Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Tổ chức, cá nhân khai thác, vận chuyển khoáng sản phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật liên quan; thực hiện đầy đủ các nội dung trong giấy phép khai thác; bảo vệ khoáng sản trong diện tích được cấp khai thác, không khai thác khoáng sản trái phép, vượt ranh giới, độ sâu, vượt sản lượng theo giấy phép được cấp; có trách nhiệm đầu tư xây dựng, bảo trì, sửa chữa hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật; cải tạo, phục hồi môi trường khu vực sau khai thác.

Kê khai trung thực, đầy đủ khối lượng, sản lượng đã khai thác tài nguyên, khoáng sản và nộp đầy đủ kịp thời các khoản thuế, phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vận chuyển khoáng sản phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn giao thông, sử dụng phương tiện có tải trọng theo đúng đăng ký, phù hợp với hạ tầng khu vực vận chuyển; bảo đảm vệ sinh môi trường trong quá trình vận chuyển.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Công bố Quyết định kiểm toán Chuyên đề công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản

Theo Quyết định số 214, ngày 25/2/2022 của KTNN, cuộc kiểm toán chuyên đề công tác quản lý nhà nước về TNKS lần này sẽ được tiến hành tại Bộ Tài nguyên và Môi trường và 11 tỉnh.

Đắk Lắk: Đất tặc vẫn “lộng hành” tại xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk

Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây, một số chủ lò gạch lợi dụng vào ban đêm ngang nhiên khai thác đất trái phép tại khu vực thôn 5, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk đưa đất về các lò gạch làm gạch, bất chấp quy định pháp luật.

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về địa chất, khoáng sản

Bộ Chính trị vừa mới ban hành Nghị quyết 10-NQ/TW định hướng về chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Vĩnh Phúc: Xuất hiện “Cát tặc” tại Sông Lô

Trong các ngày 22 - 23/2/2022 tại khu vực sông Lô đoạn giáp danh giữa xã An Đạo ( Phù Ninh, Phú Thọ)và xã Đôn Nhân (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) xuất hiện một số tàu hút, tàu cuốc khai thác cát trái phép vào ban đêm.

Lâm Đồng: Ngang nhiên “xẻ thịt” đèo Bảo Lộc để khai thác đá

Từ nguồn tin riêng của Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử về việc, giữa đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) tồn tại tình trạng khai thác đá. Tại đây, một số người đã dùng xe múc, xe ủi… để mở đường, làm nhà, đấu nối điện để thực hiện việc khai thác đá.

Hà Nam: Vụ bắt giữ 14 tàu khai thác cát trái phép, trách nhiệm của cơ quan quản lý?

Tại thời điểm kiểm tra, phát hiện trên 14 tàu có 55 thuyền viên, thu giữ 3000 m3 cát khai thác trái phép. Được biết, tại khu vực trên không có bất cứ mỏ cát nào được các cơ quan chức năng cấp phép.