moitruongplus Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tăng cường quản lý và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm trong khai thác tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.

Với nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng về chủng loại, những năm qua, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tăng cường quản lý và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm trong khai thác tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường, góp phần đưa hoạt động khai thác khoáng sản dần đi vào nền nếp, tuân thủ các quy định của pháp luật.

Ông Đào Nguyên Phong, Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình cho biết: Để công tác quản lý, bảo vệ, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản, đảm bảo môi trường, cảnh quan, hàng năm, UBND huyện Nguyên Bình tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, môi trường đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân; vận động và nâng cao ý thức người dân tham gia quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các phòng, ban, UBND các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, giải tỏa các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện. Đối với các khu vực khoáng sản có phạm vi rộng, địa hình phức tạp, UBND huyện đã ban hành Quyết định thành lập và duy trì 2 Tổ trực bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, các Tổ thực hiện nhiệm vụ 24/24h và thực hiện chế độ báo cáo hàng tuần, báo cáo đột xuất khi có trường hợp phát sinh khẩn cấp xảy ra.



Hàng năm, huyện Nguyên Bình triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tăng cường kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn.

UBND huyện Nguyên Bình tăng cường công tác kiểm tra các dự án, công trình xây dựng trên địa bàn nhằm phát hiện các tổ chức, cá nhân thi công xây dựng công trình có hoạt động thu hồi, sử dụng khoáng sản phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình để làm vật liệu xây dựng khi chưa được phép của cấp có thẩm quyền. Kiên quyết xử lý các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép theo thẩm quyền; quản lý chặt chẽ việc thực hiện khai thác khoáng sản đúng chỉ giới, mốc giới; giám sát việc thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo đề án, kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt.

Cùng với đó, UBND huyện Nguyên Bình phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành của tỉnh Cao Bằng thực hiện kiểm tra, đánh giá và kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm trong các hoạt động khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, an ninh trật tự. Không để xảy ra tình trạng khai thác bừa bãi, hủy hoại và lãng phí tài nguyên khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường tại các khu vực có khoáng sản.

Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình Đào Nguyên Phong cho biết thêm: Nguyên Bình là huyện có diện tích tự nhiên lớn, song do địa hình chia cắt, hạ tầng kết nối giao thông còn nhiều hạn chế, dân cư sống phân tán, các điểm mỏ khoáng sản không tập trung nên công tác quản lý Nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Sự phối hợp trong công tác quản lý, khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường chưa chặt chẽ, thống nhất, còn lúng túng khi xử lý các vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản. Một số cấp ủy Đảng, chính quyền cấp cơ sở chưa thực sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đối với công tác bảo vệ, quản lý khoáng sản, chưa thực hiện theo đúng chức năng, thẩm quyền được giao, vẫn còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Bên cạnh đó, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, cuộc sống khó khăn, chưa hiểu biết hết được tầm quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.



Nhằm chấn chỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản, nhất là tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn, huyện Nguyên Bình tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương từ cấp huyện đến cơ sở đối với công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn căn cứ theo thẩm quyền được giao, xử lý nghiêm các điểm, nhóm hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra các hoạt động khai thác khoáng sản đối với các tổ chức được cấp phép khai thác trên địa bàn huyện; tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất về công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản tại các xã, thị trấn. Đối với khu vực Phja Oắc - Ca My, tiếp tục duy trì Tổ chốt trực 24/24h, thường xuyên kiểm tra, tuần tra và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi hoạt động khai thác khoáng sản trái phép…

Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng, có giá trị về tiềm năng trữ lượng, chất lượng như: quặng sắt, quặng mangan, chì kẽm, quặng thiếc - volfram, khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường… Trên địa bàn huyện hiện có 4 mỏ khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường đang trong thời hạn cấp phép; 4 mỏ khoáng sản kim loại quặng sắt được cấp phép (trong đó, 2 mỏ tận thu và 1 mỏ thực hiện đề án đóng cửa mỏ).

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Công bố Quyết định kiểm toán Chuyên đề công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản

Theo Quyết định số 214, ngày 25/2/2022 của KTNN, cuộc kiểm toán chuyên đề công tác quản lý nhà nước về TNKS lần này sẽ được tiến hành tại Bộ Tài nguyên và Môi trường và 11 tỉnh.

Đắk Lắk: Đất tặc vẫn “lộng hành” tại xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk

Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây, một số chủ lò gạch lợi dụng vào ban đêm ngang nhiên khai thác đất trái phép tại khu vực thôn 5, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk đưa đất về các lò gạch làm gạch, bất chấp quy định pháp luật.

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về địa chất, khoáng sản

Bộ Chính trị vừa mới ban hành Nghị quyết 10-NQ/TW định hướng về chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Vĩnh Phúc: Xuất hiện “Cát tặc” tại Sông Lô

Trong các ngày 22 - 23/2/2022 tại khu vực sông Lô đoạn giáp danh giữa xã An Đạo ( Phù Ninh, Phú Thọ)và xã Đôn Nhân (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) xuất hiện một số tàu hút, tàu cuốc khai thác cát trái phép vào ban đêm.

Lâm Đồng: Ngang nhiên “xẻ thịt” đèo Bảo Lộc để khai thác đá

Từ nguồn tin riêng của Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử về việc, giữa đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) tồn tại tình trạng khai thác đá. Tại đây, một số người đã dùng xe múc, xe ủi… để mở đường, làm nhà, đấu nối điện để thực hiện việc khai thác đá.

Bắc Giang tăng cường kiểm tra thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với hoạt động khai thác khoáng sản

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn yêu cầu các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân tăng cường kiểm tra, xử lý và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với hoạt động khai thác khoáng sản.