moitruongplus Thông tư số 94/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 17/12/2021.

Mới đây, Bộ tài chính vừa ban hành Thông tư số 94/2021/TT-BTC quy định cụ thể mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng kiểm an toàn kỹ thuật tàu cá, kiểm định trang thiết bị nghề cá; phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thủy sản; lệ phí cấp giấy phép khai thác, hoạt động thủy sản.

Theo đó, Thông tư quy định, lệ phí cấp mới, cấp đổi giấy phép do đổi nội dung trong giấy phép khai thác thuỷ sản cho tàu cá Việt Nam là 40.000 đồng; cấp lại là 20.000 đồng. Lệ phí cấp mới, cấp đổi giấy phép do đổi nội dung trong giấp phép hoạt động thủy sản đối với tàu cá nước ngoài là 200 USD/lần; gia hạn hoặc cấp lại 100USD/lần.

Phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản là 150.000 đồng + (số tấn thủy sản x 15.000 đồng/tấn); tối đa 700.000 đồng/lần. Phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thủy sản (thẩm định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá) là 12.450.000 đồng/lần.

Ảnh minh họa

Thông tư cũng quy định cụ thể về các loại phí đăng kiểm an toàn kỹ thuật tàu cá, kiểm định trang thiết bị nghề cá như: phí thẩm định thiết kế đóng mới, cải hoán, sửa chữa phục hồi tàu cá; phí giám sát kỹ thuật đóng mới (kể cả các phương tiện chưa được cơ quan đăng kiểm kiểm tra - kiểm tra lần đầu); phí giám sát kỹ thuật cải hoán, sửa chữa phục hồi; phí kiểm tra bất thường, tai nạn; phí kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá và các trang thiết bị trên tàu cá hàng năm; phí kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá và các trang thiết bị trên tàu cá; phí kiểm tra phao cứu sinh (áp dụng cho cơ sở sản xuất phao - tính theo mẫu kiểm tra).

Theo Thông tư số 94/2021/TT-BTC, tổ chức thu phí là đơn vị sự nghiệp công lập được trích 90% số tiền phí thu được để chi cho các nội dung quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí; nộp 10% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách hiện hành.

Tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước; nguồn chi phí trang trải cho thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước. Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí được trích lại 90% số tiền phí thu được để chi cho các nội dung quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; nộp 10% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách hiện hành.

Tổ chức thu lệ phí nộp 100% tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.

Thông tư số 94/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 17/12/2021. Riêng quy định về phí kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá và các trang thiết bị trên tàu cá trung gian (trên đà) và phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thủy sản (thẩm định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá) áp dụng kể từ ngày 01/01/2022.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Công bố Quyết định kiểm toán Chuyên đề công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản

Theo Quyết định số 214, ngày 25/2/2022 của KTNN, cuộc kiểm toán chuyên đề công tác quản lý nhà nước về TNKS lần này sẽ được tiến hành tại Bộ Tài nguyên và Môi trường và 11 tỉnh.

Đắk Lắk: Đất tặc vẫn “lộng hành” tại xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk

Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây, một số chủ lò gạch lợi dụng vào ban đêm ngang nhiên khai thác đất trái phép tại khu vực thôn 5, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk đưa đất về các lò gạch làm gạch, bất chấp quy định pháp luật.

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về địa chất, khoáng sản

Bộ Chính trị vừa mới ban hành Nghị quyết 10-NQ/TW định hướng về chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Vĩnh Phúc: Xuất hiện “Cát tặc” tại Sông Lô

Trong các ngày 22 - 23/2/2022 tại khu vực sông Lô đoạn giáp danh giữa xã An Đạo ( Phù Ninh, Phú Thọ)và xã Đôn Nhân (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) xuất hiện một số tàu hút, tàu cuốc khai thác cát trái phép vào ban đêm.

Lâm Đồng: Ngang nhiên “xẻ thịt” đèo Bảo Lộc để khai thác đá

Từ nguồn tin riêng của Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử về việc, giữa đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) tồn tại tình trạng khai thác đá. Tại đây, một số người đã dùng xe múc, xe ủi… để mở đường, làm nhà, đấu nối điện để thực hiện việc khai thác đá.

Bắc Giang tăng cường kiểm tra thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với hoạt động khai thác khoáng sản

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn yêu cầu các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân tăng cường kiểm tra, xử lý và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với hoạt động khai thác khoáng sản.