moitruongplus Hệ sinh thái rừng hàng ngày âm thầm giúp con người cải tạo môi sinh, cung cấp tài nguyên quý giá, nuôi dưỡng đa dạng sinh học. Nhưng diện tích rừng ở Việt Nam đang cho thấy những dấu hiệu bị tàn phá bởi con người.

"Thay lâu đài bằng căn nhà lá"

Thông tin từ Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cung cấp trong kỳ họp Quốc hội diễn ra hồi cuối năm 2020 cho thấy, tỉ lệ che phủ rừng của nước ta đạt 42% (trong đó 10% là rừng nguyên sinh), thấp hơn so với Lào (58%) và Campuchia (47%). 

Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 thể hiện, trong khoảng 230.000 ha rừng được trồng mỗi năm, có tới 215.000 ha là rừng sản xuất. 

Dù gia tăng diện tích rừng sản xuất, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển, đem lại nguồn thu lớn cho đất nước nhưng lại thấy diện tích rừng tự nhiên tăng không đáng kể. 

Hiện trường một vụ phá rừng ở tỉnh Lâm Đồng (Ảnh TNO).

Thậm chí, ở một số khu vực, diện tích rừng sản xuất tăng mạnh, nhưng diện tích rừng tự nhiên lại giảm sâu. Như khu vực Tây Nguyên, theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT, năm 2019, diện tích rừng trồng ở Tây Nguyên tăng 18.387 ha so với năm 2018, nhưng diện tích rừng tự nhiên giảm 15.753 ha.

Trong giai đoạn 2016 - 2019, diện tích rừng ở Việt Nam bị thiệt hại đã lên tới 7.283 ha. Như vậy, trung bình mỗi năm chúng ta mất đi 2.430 ha rừng.

Nhìn vào thực trạng trên, có người còn ví việc phát triển rừng trồng đi liền với giảm diện tích rừng tự nhiên giống như "thay lâu đài bằng căn nhà lá”.

TS Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc quốc gia Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới tại Việt Nam (WWF Việt Nam) cho biết: Cháy rừng, phá rừng là yếu tố khiến đời sống sinh học của nước ta suy giảm. Các hệ sinh thái rừng đang phải chịu áp lực nặng nề từ tình trạng gia tăng dân số và nhu cầu cần thêm đất đai và các nguồn nguyên liệu.

Trước bối cảnh, rừng giàu và rừng nguyên sinh ở Việt Nam không còn nhiều, vẫn tiếp tục bị thu hẹp về cả lượng và chất, ông Thịnh cho rằng, con người cần phải thức tỉnh và có những biện pháp cụ thể để phục hồi hệ sinh thái rừng để bảo vệ nguồn tài nguyên vô giá.

Hoạt động khôi phục các hệ sinh thái rừng bao gồm việc trồng lại cây tại khu vực đất rừng cũ và cải thiện tình trạng của các khu rừng bị suy thoái. Cùng với việc trồng các loài cây bản địa, hoạt động này còn bao gồm việc bảo tồn các loài động thực vật hoang dã cũng như bảo vệ đất và các nguồn nước thuộc hệ sinh thái rừng. 

Trong những khu rừng còn lại hiện nay, chúng ta có thể trồng các loài cây bản địa để giúp tái tạo lớp bìa rừng...

Điều này càng trở lên cấp thiết hơn khi vào ngày Môi trường thế giới vừa qua (5/6/2021), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEF) đã chọn chủ đề "phục hồi hệ sinh thái" để hành động.

Trươc đó, ngày 1/3/2021, Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng đã ra tuyên bố giai đoạn 2021 - 2030 là "Thập kỷ về phục hồi hệ sinh thái” nhằm nhân rộng trên quy mô lớn việc phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái và bị phá hủy để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu, tăng cường an ninh lương thực, nguồn nước và đa dạng sinh học.

Làm sao hiểu được giá trị thiên nhiên?

Những năm qua, Việt Nam là thành viên của nhiều công ước và cam kết quốc tế về bảo tồn đời sống sinh học. Luật Đời sống sinh học; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Luật Thủy sản; Luật Du lịch; Chiến lược quốc gia về đời sống sinh hoạc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030... đã được ban hành và từng bước đi vào cuộc sống. 

Phục hồi hệ sinh thái rừng ở Việt Nam cần sự chung tay, nhận thức của toàn xã hội

Tuy nhiên, từ chính sách đến thực tế trong phục hồi hệ sinh thái là một quá trình đòi hỏi tính kiên trì và sự nhất quán. Ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) cho rằng, mặc dù các chính sách về phục hồi hệ sinh thái hiện nay đã có nhiều đổi mới nhưng nhiều điểm chưa có tầm nhìn dài hạn, mới chỉ nhìn nhận vào một mắt xích chứ chưa tập trung, nhất quán theo cả chuỗi dẫn đến sự chồng chéo trong các hoạt động bảo tồn cũng như chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan liên quan. Sự tham gia của các tổ chức ngoài công lập hay phi chính phủ cũng như nguồn lực đầu tư vào công tác bảo tồn, phục hồi vẫn còn hạn chế.

Theo TS Võ Thanh Sơn, Phó Viện trưởng Viện TN&MT, Đại học Quốc gia Hà Nội, để công tác bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái hiệu quả, chúng ta cần xác định và đặt thứ tự ưu tiên cho những vùng và khu vực cần được thực hiện công việc phục hồi sinh thái. Đồng thời, xác định và phân bổ nguồn lực cho công tác phục hồi hệ sinh thái cả ở cấp quốc gia và địa phương.

Trong khi đó, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho rằng, phải để người dân hiểu được tài nguyên thiên nhiên là tài sản vô giá, gắn với lợi ích của họ. Tuyên truyền nâng cao nhận thức là chưa đủ mà cần phải có các biện pháp cải thiện sinh kế, tạo công ăn, việc làm ổn định cho cư dân sinh sống ven các khu bảo tồn. 

Trong đó, phát triển du lịch sinh thái là một phương án rất tốt, giải quyết được vấn đề phát triển kinh tế và bảo tồn hệ sinh thái. 

Theo Kinh tế môi trường

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…