moitruongplus Huyện Lục Nam phấn đấu đến năm 2025, diện tích rừng trồng tập trung đạt 7.500 ha, toàn huyện trồng được 3,0 triệu cây phân tán và hình thành vùng nguyên liệu gỗ khoảng 15.000 ha.

Huyện ủy Lục Nam vừa ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021- 2025.

Với mục tiêu nhằm bảo vệ và phát triển bền vững toàn bộ diện tích rừng hiện có, đặc biệt bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên nhằm tạo cảnh quan, môi trường sinh thái gắn với phát triển du lịch. Hình thành vùng nguyên liệu gỗ từ rừng trồng tập trung, phát triển các hình thức liên doanh, liên kết trong sản xuất lâm nghiệp hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp, thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế dựa vào lợi thế từ rừng. Qua đó tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam.

Phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện trồng được 7.500 ha rừng tập trung (bình quân 1.500 ha/năm); trồng 3,0 triệu cây phân tán (bình quân 0,6 triệu cây/năm); hình thành vùng nguyên liệu gỗ từ rừng trồng sản xuất tập trung khoảng 15.000 ha; năng suất gỗ đạt trên 25 m³/ha/năm, sản lượng khai thác đạt trên 180.000 m³/năm. Giá trị sản xuất lâm nghiệp đến năm 2025 ước đạt 300 tỷ đồng; tiếp tục giữ ổn định tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2025 đạt 35% trở lên.

Ảnh minh họa

Để đạt được những mục tiêu trên, Nghị quyết đề ra các nhóm nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tiếp tục nâng cao ý thức, trách nhiệm quản lý bảo vệ và phát triển rừng của các cấp lãnh đạo, quản lý, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện nghiêm quy chế về quản lý rừng, đất rừng theo quy định hiện hành; giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi rừng, đất rừng theo quy định, không chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên sang trồng rừng kinh tế.

Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm sử dụng rừng, đất rừng không đúng mục đích, chủ rừng không thực hiện trách nhiệm bảo vệ và phát triển rừng để xảy ra tình trạng cháy rừng, phá rừng, khai thác gỗ rừng tự nhiên trái phép.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ rừng, các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được giao đất, giao rừng khuyến khích đầu tư liên doanh, liên kết, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh trồng rừng, cơ giới hóa trong trồng rừng nguyên liệu và trồng rừng gỗ lớn, hình thành các trang trại nông, lâm kết hợp mang lại giá trị kinh tế cao từ rừng. Đối với diện tích rừng tự nhiên phải được quản lý, bảo vệ và làm giàu rừng, nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại rừng.

Tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là toàn bộ diện tích rừng đặc dụng. Tập trung chỉ đạo thực hiện hoàn thành kế hoạch bàn giao đất rừng từ 02 Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lục Nam, Mai Sơn sang Ban Quản lý khu du lịch sinh thái Suối Mỡ và Ban Quản lý bảo tồn Tây Yên Tử để bảo vệ trên quan điểm bảo tồn nguồn gen, bảo vệ tính đa dạng sinh học, môi trường sinh thái gắn với phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, tâm linh, nghỉ dưỡng, cộng đồng,…

Tiếp tục đầu tư nguồn lực cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Triển khai đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách của trung ương, của tỉnh nhằm huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách các cấp và của các tổ chức, cá nhân, đơn vị, chủ rừng cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.


Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…