moitruongplus Để xảy ra tình trạng " siêu bãi thải" trái phép này, là phần không nhỏ vai trò quản lý của Sở GTVT Lạng Sơn (Phòng KCHT và ATGT) vì đã không lắp lại gần 100m hộ lan tại khúc cong cua, đèo vực nguy hiểm này.

Vụ việc "Bãi thải khổng lồ trái phép tại Văn Lãng - Lạng Sơn" mới được Môi trường & Đô thị Việt Nam phát giác và sau khi bài viết được đăng tải, đã được rất nhiều độc giả Lạng Sơn quan tâm, bức xúc. (Link bài viết: https://www.moitruongvadothi.vn/bai-thai-khong-lo-trai-phep-tai-van-lang-lang-son-a112273.html)

Sự việc tưởng chừng được chính quyền huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn và các ban ngành hữu quan vào cuộc khẩn trương để những sai phạm được chấm dứt, bị xử phạt thì ngày 07/10, PV ghi nhận vẫn còn tiếp diễn nhiều hơn.


Ảnh chụp trưa 07/10/2022 cho thấy rất nhiều đất - đá- chất thải...tiếp tục được đổ xuống bãi thải trái phép thuộc địa phận Thanh Hảo- Bắc Hùng- Văn Lãng- Lạng Sơn.


Một tuần sau khi bài viết được đăng tải và thông tin đến lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn- huyện Văn Lãng thì đống đất đá được đổ thêm ước chừng vài trăm khối


Để đổ thải được khối lượng lớn như này, họ đã phải vận chuyển hàng chục chuyến xe lớn nhỏ vào khi vực này. (Ảnh chụp trưa 07/10/2022)


Trên "siêu bãi lậu" này còn xuất hiệtn nhiều đống đá hộc mới được đổ xuống. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho đồng bào sống dưới hạ lưu- TT Na Sầm (cách nơi này khoảng 3km) khi có có mưa lớn hoặc lũ quét tràn về. (P/V)


Ngoài ra, bãi trái phép này có xuất hiện những vật tư xây dựng (tầm cống lớn)


Tro, sỉ, đất, đá, phế thải xây dựng, chất thải rắn...đều được tập kết tại bãi gây ô nhiễm môi trường và phản cảm với những người qua lại khu vực này. (07/10/2022) 


Góc máy cho thấy sự xem thường pháp luật về môi trường- giao thông- xây dựng và coi thường dư luận của những "kẻ đổ trộm" và những "nhà hành luật" của huyện Văn Lãng- tỉnh Lạng Sơn.


Chính quyền địa phương có trách nhiệm quản lý nhà nước với bãi thải trái phép này như thế nào?


Bãi thải còn gây ô nhiễm môi trường trên tuyến đường từ xã Bắc Hùng và thị trấn Na Sầm (huyện Văn Lãng)


Để "tiếp tay" cho nhóm lợi ích tạo nên siêu bãi thải trái phép này, là phần không nhỏ vai trò quản lý của Sở GTVT Lạng Sơn (Phòng KCHT và ATGT) vì đã cố tình không lắp lại gần 100m hộ lan tại khúc cong cua, đèo vực nguy hiểm này.

Môi trường và Đô thị Việt Nam trích dẫn toàn văn thông cáo báo chí mà Sở GTVT Lạng Sơn gửi tòa soạn MTĐT từ ngày 23/5/2022: 

"...Theo số liệu Cầu đường được quản lý thì tại vị trí do Quý báo nêu trước đây chỉ có 10,0m hộ lan mềm; tuy nhiên do các tấm hộ lan bị hư hỏng bởi va quệt và có xe vận chuyển đất thường xuyên qua lại vì vậy Hạt Văn Lãng - Tràng Định thuộc Công ty Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn (đơn vị được giao thực hiện Quản lý BDTX tuyến đường) đã tháo dỡ, hiện đang được lưu trữ, bảo quản tại kho của Hạt trên địa bàn huyện Văn Lãng.

Về nội dung cấp phép đấu nối: Sở Giao thông vận tải chưa thực hiện cấp phép đấu nối đối với vị trí nêu trên..."


Đây không chỉ là việc thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, sửa chữa, thay thế thiết bị - kết cấu hạ tầng đảm bảo ATGT trên đoạn đường này của Phòng KCHT & ATGT Sở Giao thông vận tải Lạng Sơn.

Vì theo ghi nhận tại hiện trường từ tháng 3/2022 đến nay (thời gian PV MTĐT VN liên hệ làm việc với UBND huyện Văn Lãng- Sở GTVT- Sở TNMT Lạng Sơn) đến nay cả khúc cua vào bãi thải vẫn được "thả cửa" - không được lắp lại hộ lan ATGT theo quy định.


Ngoài việc giảm thiểu thiệt hại khi có TNGT (mất phanh khi xuống đèo dốc) thì hộ lan trên các tuyến đường đèo còn có hạt sáng phản quang để dẫn đường cho các tài xế chạy xe vào ban đêm. Những tác dụng này ở khúc cua nguy hiểm này đã không còn khoảng một năm nay (từ khi có các đoàn xe vào đổ thải), rất nguy cho những phương tiện chạy từ hướng Cao Bằng về Lạng Sơn trên QL4A này.


Từ điểm Tà-luy âm sâu hàng trăm mét, khoảng một năm nay do "bị tháo trộm" hộ lan nên khu vực thung lũng này trở thành điểm đổ thải lý tưởng của nhiều nhà thầu và nơi sản xuất, điểm đỗ xe, vật tư...gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho bà con sống lân cận đặc biệt là nhân dân thị trấn Na Sầm- Văn Lãng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, PCCC...

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…