moitruongplus Quá trình kiểm tra, kiểm đếm đã phát hiện 31 gốc cây cổ thụ tại rừng nguyên sinh nằm trên địa bàn xã Thượng Hóa bị đốn hạ. Trong đó có nhiều loại gỗ quý từ nhóm 2 – 8 như táu, sú, bộp…

Phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có chuyến tiếp cận thực tế vào khu vực rừng cộng đồng nằm sâu giữa cánh rừng già giáp gianh với Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng để ghi nhận tình trạng khai thác rừng lâm sản trái phép đang diễn ra tại đây.

Phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ, nhóm PV chúng tôi mới tiếp cận được đỉnh Chu Mút, nơi mà hàng chục gốc cây cổ thụ đã bị lâm tặc đốn hạ. Qua quan sát thực tế, khoảnh rừng này vừa mới bị xâm hại khoảng vài tháng trở lại đây. Lâm tặc đốn cây, xẻ lấy một phần, còn lại gốc, một phần thân, cành bị vứt bỏ, nằm ngổn ngang giữa rừng.

Ghi nhận tại hiện trường hình ảnh hàng loạt cây rừng nằm la liệt trên khoảng diện tích lớn. Cây to, cây nhỏ bị triệt hạ ngang gốc, nằm tại chỗ. Khu vực rừng bị chặt phá nằm cách xa khu dân cư, đường sá đi lại khó khăn và vắng người qua lại. 


Nhiều phách còn sót lại nằm ngổn ngang, bên cạnh là một gốc gỗ táu thuộc nhóm 2 đã bị lâm tặc chặt hạ tại tọa độ 17,66469 °B, 106,06874 °Đ

Chúng tôi đã làm việc với Hạt Kiểm lâm Minh Hóa để nắm bắt thêm thông tin về vụ việc này, được biết trong tháng 4/2022, Hạt Kiểm lâm Minh Hóa đã chỉ đạo Trạm Kiểm lâm xã Thượng Hóa phối hợp với UBND xã Thượng Hóa, Đồn Biên phòng Cà Xèng và chủ rừng là BQL RCĐ bản Phú Minh và BQLRCĐ thôn Phú Nhiêu tiến hành kiểm tra rừng tại khoảnh 1 và 4 thuộc tiểu khu 239 và khoảnh 1 thuộc tiểu khu NTK, xã Thượng Hóa.  

Cụ thể: Từ ngày 20-21/4/2022, tổ công tác đã phát hiện 21 cây gỗ có đường kính gốc từ 35-80cm bị chặt hạ trái pháp luật (trong đó: Rừng do BQLRCĐ bản Phú Minh quản lý tại khoảnh 1 và 4 thuộc tiểu khu 239 có 13 cây gỗ bị khai thác, lâm sản còn tại hiện trường là 3,30m3 gỗ tròn thông thường thuộc nhóm III đến nhóm VII; diện tích rừng do UBND xã Thượng Hóa tạm quản lý tại khoảnh 1, tiểu khu NTK có 8 cây gỗ bị khai thác, lâm sản còn tại hiện trường là 3,18m3 gỗ tròn thông thường thuộc nhóm VI và nhóm VIII).

Từ ngày 24 đến 25/4/2022, Tổ công tác liên ngành huyện tiếp tục kiểm tra một số khu vực rừng tại khoảnh 1, khoảnh 4, Tiểu khu 239 do BQLRCĐ bản Phú Minh quản lý có 8 cây gỗ bị chặt hạ; tại khoảnh 1, Tiểu khu NTK do UBND xã Thượng Hóa tạm quản lý có 2 cây gỗ bị chặt hạ.


Lâm tặc đốn cây, xẻ lấy một phần, còn lại gốc, một phần thân, cành bị vứt bỏ, nằm ngổn ngang giữa rừng

Ngày 6/5/2022, Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hóa đã trưng cầu người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình giám định thiệt hại về rừng. Đến ngày 10/6/2022, hạt đã nhận được bản Kết luận giám định số 481/KLGĐ-KL, ngày 6/6/2022 của Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình.

Qua đó, số cây bị chặt hạ, cưa xẻ tại khu vực rừng nguyên sinh thuộc địa bàn xã Thượng Hóa  là 31 cây với  tổng khối lượng thiệt hại lên đến 82,788 m3

Trong đó, khai thác trên phần do UBND xã Thượng Hóa đang tạm quản lý tại khoảnh 1, Tiểu khu NTK là 10 cây, khối lượng 28,559 m3 (trong đó 1 cây khối lượng 0,885 m3 trên diện tích quy hoạch rừng sản xuất; 9 cây khối 27,674 m3 trên diện tích quy hoạch rừng phòng hộ).


Nhiều gốc cây bị triệt hạ ngang gốc, nằm tại chỗ. Khu vực rừng bị chặt phá nằm cách xa khu dân cư, đường sá đi lại khó khăn và vắng người qua lại

Khai thác trên lâm phần BQL Rừng cộng đồng bản Phú Minh quản lý tại khoảnh 1, 4 tiểu khu 239 là 21 cây, khối lượng 54, 229 m3, quy hoạch rừng sản xuất.

Xét thấy đây là vụ phá rừng xảy ra phức tạp nên Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hóa đã kịp thời báo cáo Chi cục Kiểm lâm và UBND huyện Minh Hóa. Đồng thời, để bảo đảm công tác xử lý vi phạm theo đúng quy định, Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hóa đã hoàn thành thủ tục tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, tiến hành giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật

Căn cứ điều 13 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp (sửa đổi bổ sung Nghị định số 07/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi) thì hậu quả  của hành vy khai thác rừng trái pháp luật về khối lượng vượt mức quy định xử phạt vi phạm hành chính.

Căn cứ Điều 232 Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam thì hành vi khai thác rừng trái pháp luật tại khoảnh 1, khoảnh 4 – Tiểu khu 239 và khoảnh 1- Tiểu khu NTK xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình có dấu hiệu "Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”.

Ngày 22/6/2022 Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Minh Hóa đã ban hành quyết định số 01 /QĐ-KLMH, khởi tố vụ án hình sự "Tội vi phạm quy định về khai thác bảo vệ rừng và lâm sản” xảy ra tại khoảnh 1, khoảnh 4 Tiểu khu 239 và khoảnh 1 Tiểu khu NTK xã Thượng hóa huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình theo điều 232 Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam, đồng thời thông báo đến Viện Kiểm sát nhận dân huyện Minh Hóa.


Một gốc cây cổ thụ mà lâm tặc chưa kịp đốn hạ đang nằm chờ chết khô

Ngày 23/6/2022, VKSND huyện Minh Hóa ban hành Quyết định số 06/QĐ-VKSND-MH về việc chuyển vụ án hình sự để điều tra theo thẩm quyền. Thực hiện quyết định nói trên, ngày 24/6/2022, Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hóa đã chuyển vụ án hình sự đến Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Minh Hóa để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…