moitruongplus Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gồm: Chuyển mục đích sử dụng đất không được cơ quan có thẩm quyền cho phép; lấn, chiếm đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện; lấn, chiếm rừng.

Ngày 07/6/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 1397/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác đặc biệt kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai, lâm nghiệp và xây dựng trên địa bàn thành phố Phú Quốc.

Theo đó, lực lượng Kiểm lâm, bảo vệ rừng phối hợp UBND các xã, phường tổng kiểm tra, thống kê, lập hồ sơ các trường hợp vi phạm trên địa bàn: Cửa Dương, Gành Dầu, Hàm Ninh, Bãi Thơm, Dương Đông và An Thới, phát hiện 432.143,84m² tương đương 43,2 ha diện tích rừng bị tác động, trong đó:

Rừng đặc dụng diện tích 117.423,65 m² (11,7 ha): 138 nhà cấp 4 và nhà tạm, 37 nền móng, diện tích 61.618,75 m²; 06 chòi tạm, diện tích 126,4 m², hàng rào gạch 140 m; đường bê tông 57 m²; hàng rào lưới B40 40m; dây kẽm gai 750m; 4.130 cây trồng các loại.

Rừng phòng hộ diện tích 314.720,19 m² (31,5 ha): 59 nhà cấp 4 và nhà tạm, diện tích 2.529,3 m²; 05 móng nhà mỗi móng nhà từ 24 đến 28 m²; 01 dãy nhà trọ 210 m²; tường rào xi măng dài 368,3m, đường bê tông dài 325,5m; 08 trụ điện cao 7m, trụ rào bằng gạch, khung sắt diện tích diện tích 126m²; tường bê tông dài 54m, 271 trụ bê tông, hàng rào dây kẽm gai 601m; lưới rào B40 678,4m; 4.720 cây trồng các loại.

Đến nay đã lập hồ sơ xử lý 654 trường hợp, còn lại 476 trường hợp chưa xử lý.



Để xảy ra tình trạng trên là do công tác quản lý Nhà nước về đất đai của chính quyền địa phương từng lúc, từng nơi còn thiếu kiên quyết, thiếu kiểm tra, chưa chủ động trong việc phát hiện, xử lý, ngăn chặn vi phạm dẫn đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất không đúng quy định; việc lấn, chiếm đất nhà nước quản lý không được kiểm tra, xử lý kịp thời.

Đồng thời, giữa các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương với Vườn Quốc gia Phú Quốc tuy có quy chế phối hợp nhưng trong thực hiện chưa thống nhất cao, giải quyết chưa dứt điểm các vụ vi phạm; việc giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ cá nhân trước đây mua bán qua nhiều người chủ rừng, chậm giải quyết việc thực hiện sai hợp đồng đã ký.

Việc quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn Phú Quốc thời gian qua còn nhiều bất cập như: Ranh giới mốc rừng chưa phù hợp trên bản đồ với thực địa, còn chồng lấn với đất của tổ chức, cá nhân chưa được giải quyết dứt điểm.

Chính quyền địa phương các xã, phường chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý Nhà nước trên địa bàn về đất đai, đất lâm nghiệp. Trong thực thi nhiệm vụ còn một bộ phận công chức, viên chức tinh thần trách nhiệm chưa cao, tham mưu xử lý vụ việc chưa đúng quy định và theo tiến độ thời gian.

Cùng với đó, việc phối hợp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên đất rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp còn thiếu kịp thời, để vụ việc kéo dài, diễn biến phức tạp, gây khó khăn trong điều tra xác minh, xử lý vi phạm. Các cơ quan chuyên môn trong quá trình thực hiện gặp một số vụ việc khó khăn, liên quan nhiều người, chậm báo cáo xin ý kiến chỉ đạo dẫn đến vụ việc kéo dài, phức tạp trong kiểm tra, xử lý.

Bên cạnh đó, một số đối tượng chủ mưu rất tinh vi đưa người làm thuê đối phó cơ quan chức năng và có biểu hiện vận động một số người dân là người lớn tuổi, phụ nữ, trẻ em phản ứng trực diện với lực lượng làm nhiệm vụ. Một bộ phận không nhỏ cá nhân, tổ chức lợi dụng khe hở của pháp luật tiến hành các hoạt động tách thửa, phân lô trên đất nông nghiệp; vì lợi ích trước mắt tìm đủ mọi thủ đoạn phá rừng, lấn chiếm rừng, đất rừng, mua bán sử dụng trái pháp luật.

Trước diễn biến phức tạp, nguy cơ tiềm ẩn điểm nóng xảy ra các loại tội phạm làm mất an ninh trật tự, xã hội, ảnh hưởng chung đến phát triển kinh tế, xã hội, thời gian tới, UBND thành phố Phú Quốc tăng cường chỉ đạo, phối hợp cùng các cấp, các ngành chức năng phối hợp với Tổ Công tác đặc biệt của UBND tỉnh cùng thực hiện kiểm tra, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm pháp luật, những vụ việc lớn có tính chất phức tạp và tổ chức bàn giao đất đã thu hồi cho cơ quan quản lý, sử dụng theo quy định./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…