moitruongplus Ô nhiễm môi trường, dòng suối biến dạng, cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ, xe quá khổ quá tải lộng hành, tuyến đường bị băm nát,... là thực trạng đang diễn ra tại mỏ đá của Công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Khánh (Công ty Hoàng Khánh).

Con suối biến dạng, cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ

Tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất Tây Nguyên một vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ. Ở đây, có rất nhiều danh thắng, mà những ai yêu thích thưởng ngoạn đều khó có thể bỏ qua, đến Tây Nguyên, như lạc vào xứ sở của đại ngàn xanh thẳm mút tầm mắt, của những dải núi trải dài, và những dòng thác rì rầm tuôn chảy. Ấy thế mà một con suối đẹp bị nắn dòng, thay đổi hiện trạng có nguy cơ bị xóa sổ.

Theo phản ánh của người dân, PV Môi trường và Đô thị đã có mặt tại xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lăk để ghi nhận thực tế. Tại đây, chúng tôi không khỏi choáng ngợp trước cảnh một con suối tuyệt đẹp đã và đang bị băm nát, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.


Hình ảnh con suối đang bị biến dạng. Ảnh: Huy Vũ

Điều đáng nói, bên cạnh con suối mà thiên nhiên ban tặng cho con người những giá trị vô giá trường tồn là hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Hoàng Khánh ngay bên cạnh, đang hoạt động rầm rộ ngày đêm gây ô nhiễm môi trường ngiêm trọng.

Quan sát hiện trường từ góc nhìn Flycam, con suối bên cạnh khu vực khai thác đá của Công ty Hoàng Khánh đã không còn hình hài rõ ràng của một con suối, mà bị biến dạng, đất, đá hai bên bờ suối bị đào bới nham nhở. Từ trên cao nhìn xuống, con suối không còn giữ được hình hài tự nhiên. Dòng chảy liên tục bị nắn, hai bên bờ suối nham nhở những hố sâu do hoạt động khai thác đá của Công ty Hoàng Khánh gây ra. Nước suối chảy qua khu vực này quanh năm đục ngầu, đặc quánh bùn đất, rất khó có thể sử dụng. Công ty Hoàng Khánh đã biến con suối thành của riêng mình để phục vụ cho việc khai thác khoáng sản.

Anh N.V.M, một người dân xã Ea Kiết bức xúc nói: "Trước đây, con suối này rất trong xanh, về mùa hè chúng tôi thường ra đây lấy nước tắm rửa, sinh hoạt. Nhưng gần đây, do ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá nhiều quá khiến dòng chảy không lưu thông, nước suối đục ngầu, không thể sinh hoạt hay sử dụng được nữa”.

Xe chở đá quá khổ, có dấu hiệu quá tải "tung hoành”

Không chỉ làm biến dạng con suối, trong quá trình khai thác khoáng sản, các xe trọng tải lớn vận chuyển đá của Công ty Hoàng Khánh còn ngang nhiên cơi nới thành thùng, chở đá có ngọn, bóp còi inh ỏi, phóng nhanh vượt ẩu băm nát tuyến đường dân sinh, gây nguy cơ tai nạn giao thông cao.


Các xe mang logo Hoàng Khánh chở đá có ngọn vượt quá thành thùng. Ảnh: Huy Vũ

Theo quan sát của PV, các xe chở đá của Công ty Hoàng Khánh lưu thông trên đường không che phủ bạt kĩ càng, bụi bay mù mịt, phủ kín con đường, cuộn thẳng vào nhà dân, phủ trắng cây cối, hoa màu. Nhiều xe tải chở đá không che bạt làm rơi vãi đá phủ đầy mặt đường, nhất là tại các vị trí ra vào khu mỏ khai thác đá tạo thành những lớp đá dày, gây hiểm họa tai nạn giao thông, đoạn đường này từ lâu đã trở thành nỗi khiếp đảm của người dân nơi đây.

Đáng chú ý, các xe trọng tải lớn quá khổ, có dấu hiệu quá tải này chạy nghênh ngang trên một quãng đường dài thế nhưng không hề thấy lực lượng chức năng "hỏi thăm”. Trong số các xe tải này có các xe mang logo như Huy Lan và xe Hoàng Khánh có BKS: 47C 257,41; 47C 255.39; 47C 233.61, ,…đều cơi nới và chở đá vượt thùng.




Những đoạn đường vào mỏ đá Hoàng Khánh đang bị băm nát. Ảnh: Huy Vũ

Tiếp xúc với chị T.T.H sống tại xã Ea Kiết, chị nói: "Người dân chúng tôi bức xúc lắm. Đấy, các chú nhìn xem xe tải chở đá cứ lao ầm ầm toàn xe có trọng tải lớn cày nát đường sá, nhà của dân chúng tôi đang ở bị nứt hết”, vừa nói tay chị vừa chỉ ra đường thể hiện sự bức xúc đến tột cùng.

Đoàn xe "hung thần” vận chuyển đá của Công ty Hoàng Khánh đã "cày nát” con đường, "biến” đường giao thông nông thôn thành con đường gồ ghề, nhấp nhô và đọng nước tạo nên nhiều đoạn lún sâu, các ổ gà, ổ trâu sâu hoắm, sẵn sàng bẫy người đi đường bất cứ lúc nào.

Hạ tầng giao thông bị "băm nát”, trách nhiệm thuộc về ai?

Từ thông tin trên, nhóm phóng viên đã liên hệ với chính quyền địa phương để phản ánh những bức xúc của người dân, thì được hay đồng chí Chủ tịch UBND xã đang đi công tác, hẹn các anh tuần sau đến.

Tiếp chúng tôi là Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Thanh Bình, sau khi tiếp nhận thông tin anh Bình cho hay: "Nói thật với các anh, thẩm quyền của cấp xã đôi lúc còn hạn chế mong các anh thông cảm, cần thông tin gì mà chi tiết hơn các anh lên " trên” mà hỏi..?”

Còn về việc hàng ngày có nhiều xe chở đá có dấu hiệu quá trọng tải, cơi nới thành thùng đi ngang qua UBND xã Ea Kiết để đá rơi vãi ra đầy đường ảnh hưởng đến quá trình tham gia giao thông, anh Bình cho hay, các phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường liên xã, huyện thì trách nhiệm thuộc về Đội Cảnh sát giao thông Công an huyện hoặc Đội thanh tra của Sở Giao thông vận tải cấp tỉnh.


Phó chủ tịch UBND xã Nguễn Thanh Bình làm việc với phóng viên

Trong khi các vi phạm thường xuyên diễn ra trong giờ hành chính với số lượng lớn nhưng lạ một điều là không thấy bất cứ bóng dáng của lực lượng chức năng nào tuần tra, kiểm soát, xử lý. Phải chăng các lực lượng chức năng huyện Cư M’gar đang có dấu hiệu buông lỏng để đoàn xe quá tải của Công ty Hoàng Khánh tàn phá hạ tầng giao thông, uy hiếp tính mạng và cuộc sống người dân.

Theo người dân, việc cơ quan chức năng xử lý hời hợt, không nghiêm cũng là một trong những nguyên nhân khiến xe chở đá quá tải đang được thế "lộng hành" trên các tuyến đường thuộc xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar.

Thực trạng trên đang kéo dài khiến đông đảo người dân bức xúc, ngày ngày sống trong nguy hiểm, lo lắng. Thiết nghĩ chính quyền địa phương nơi đây cần vào cuộc kiểm tra, xử lý Công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Khánh có dấu hiệu sai phạm như phản ánh.

Để có thông tin chính thức từ cơ quan có thẩm quyền phục vụ bạn đọc. Đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk, UBND huyện Cư M’gar thành lập đoàn kiểm tra làm rõ và xử lý đúng theo quy định của pháp luật, đồng thời triển khai các biện pháp quyết liệt hơn, ngăn chặn kịp thời sai phạm, trả lại môi trường trong lành và bình yên cho người dân, tránh dư luận địa phương bức xúc.

Bài 2: Mỏ đá Hoàng Khánh xe chở đá có dấu hiệu không qua trạm cân và khai thác ngoài diện tích được cấp phép.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…