moitruongplus Khai thác đất sét trái phép để sản xuất gạch không những làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất nông nghiệp, mà còn làm hủy hoại đất, nhưng vì lợi ích cá nhân, tình trạng trên vẫn đang diễn ra một cách rầm rộ tại xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện.

Tan nát những cánh đồng vì khai thác đất sét

Thời gian qua, tại xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện được xem là điểm "nóng” về tình trạng khai thác đất sét tại ruộng để phục vụ sản xuất tại các lò gạch. Tình trạng trên diễn ra trong thời gian dài nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa xử lý dứt điểm. Đặc biệt, tình trạng một số khu vực khai thác không có giấy phép hoặc nếu được cấp phép thì khai thác vượt ngoài diện tích đã được cấp phép, điều này đã mang đến những hệ lụy khôn lường.

Thủ đoạn của các đối tượng "đất tặc” là lợi dụng nhu cầu chính đáng của người dân trong việc san gạt, hạ độ cao ruộng, để trồng lúa nên "đất tặc” dùng các phương tiện cơ giới múc phần đất mặt ruộng sâu từ 1 - 1,5 mét để sang một bên, sau đó sẽ khai thác triệt để phần đất sét tại ruộng và đưa số đất này về các lò gạch trên địa bàn xã Chư A Thai.








Các máy đào, máy xúc, xe tải hoạt động rầm rộ, mặt ruộng tại xã Chư A Thai bị đào sâu lớp đất mặt từ 1,5 đến 3 mét để khai thát đất sét.

Xung quanh các cánh đồng trên địa bàn xã Chư A Thai, xe ủi, máy múc nằm ngổn ngang trên các cánh đồng, nhiều nơi máy nổ, máy múc, xe tải hoạt động liên tục dẫn đến việc khai thác đất sét nơi đây diễn ra như một đại công trường. Nhiều cánh đồng tại đây được đào sâu thành ao hầm, nguy cơ phá vỡ quy hoạch canh tác nông nghiệp của địa phương.

Trong thời gian qua nhóm PV ghi nhận trên nhiều cánh đồng tại xã Chư A Thai, tình trạng các máy đào, máy xúc, xe tải hoạt động rầm rộ, mặt ruộng tại đây bị đào sâu lớp đất mặt từ 1,5 đến 3 mét để khai thát đất sét. Số đất sét này nhanh chóng được chất đầy các xe ben đợi sẵn. Khi xe này vừa lăn bánh hướng về các lò gạch trên địa bàn Xã thì lập tức có xe khác thế chỗ để chở đất.


Tình trạng trên diễn ra trong thời gian dài nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa xử lý dứt điểm.

Trách nhiệm của chính quyền địa phương đến đâu?

Để làm rõ sự việc, ngày 20/5 PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đăng ký làm việc với UBND xã Chư A Thai. Tại đây, ông Phùng Trung Toàn - Chủ tịch xã cho biết: Hiện tại, trên địa bàn xã có 5 lò gạch được cấp phép hoạt động. Bao gồm các lò gạch tuy nen: Phú Bổn; Thái Hoàng, Phú Thiện Hưng, Việt Long Hưng, Phú Thiện. Ngoài ra, trên địa bàn Xã có 2 mỏ đất được cấp phép khai thác, có trữ lượng 16.000 m3/năm.








Số đất sét được chất đầy lên các xe ben, nhiều xe có dấu hiệu quá khổ, quá tải, cơi nới thùng khi di chuyển trên đường.

PV đề cập đến vấn đề, chính quyền địa phương có thường xuyên kiểm tra tình trạng khai thác đất sét trái phép hay không? Thì ông Toàn lại đưa ra biên bản kiểm tra gần nhất là từ tháng 5/2021, trong đó có nội dung "Qua kiểm tra, hầu hết các nhà máy gạch lấy đất để khai thác từ các mỏ đất đã được UBND tỉnh cấp phép. Tuy nhiên, trên địa bàn xã Chư A Thai vì do đất đai cằn cỗi, không thể trồng hoa màu nên thời gian qua, người dân tại xã có hoạt động san gạt, cải tạo mặt bằng để khoan giếng, đào ao… trong quá trình đào, có một số trường hợp lén lút cho đất các nhà máy gạch nhưng số lượng không nhiều…”.

Khi PV đề nghị Xã cho xem các giấy phép hoạt động của 5 lò gạch trên, thì ông Toàn lại nói PV nên liên hệ với Phòng TN&MT huyện để được biết rõ, vì Xã không nắm được (???).

Ông Toàn cho biết thêm: "Sau khi phát hiện việc Xã đã xử phạt một số trường hợp người dân vận chuyển đất ra phạm vi cải tạo. Do công việc của địa phương rất nhiều, nên không thể kiểm tra tình trạng khai thác đất mặt trái phép, tình trạng lén lút khai thác đất và chở đất vô các lò gạch là có”.




Các xe ben chở đất chạy về các lò gạch trên địa bàn Xã.

Vấn đề được đặt ra ở đây: Thực trạng khai thác đất sét để chở vào các lò gạch trên địa bàn xã Chư A Thai một cách trái phép đang diễn ra rầm rộ, nhưng chính quyền địa phương vẫn không thể xử lý dứt điểm. Thậm chí lần kiểm tra gần nhất về tình trạng trên từ tháng 5/2021 cũng chỉ dừng ở mức độ xử phạt một số trường hợp mà không có biện pháp xử lý dứt điểm. Ngoài ra, khi PV đề nghị Xã cho xem các giấy phép hoạt động của 5 lò gạch tại đây thì Xã lại không thể cung cấp được (?), trong khi đây là trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác giám sát hoạt động của các lò gạch.

Đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai cần sớm có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng khai thác đất sét trái phép tại xã Chư A Thai. Đồng thời cơ quan chức năng cần kiểm tra, làm rõ các giấy phép hoạt động của 5 lò gạch tại đây.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…