moitruongplus PGS. TS. Nguyễn Trúc Lê cùng các cộng sự tại Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đánh giá an ninh nguồn nước phục vụ xây dựng quy hoạch tài nguyên nước: áp dụng thử nghiệm trên lưu vực sông Đồng Nai”.

Mục tiêu thực hiện đề tài là xây dựng cơ sở khoa học đánh giá an ninh nguồn nước (ANNN) các lưu vực sông chính ở Việt Nam; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng nước ở Việt Nam; đề xuất các giải pháp bảo đảm ANNN, quản lý, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng; và áp dụng thử nghiệm đánh giá ANNN trên lưu vực sông Đồng Nai.


Nước sông Đồng Nai đoạn chảy qua TP biên Hòa. Ảnh: ITN

Dựa trên việc tổng hợp các bộ chỉ số có khả năng áp dụng cho các lưu vực sông của Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá ANNN áp dụng cho lưu vực sông Đồng Nai dựa trên khung đánh giá ANNN của Diễn đàn nước Châu Á - Thái Bình Dương (2013) khuyến nghị cho các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Theo đó bộ chỉ số đo lường ANNN ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương gồm 5 nhóm chỉ số chính là: ANNN hộ gia đình, ANNN kinh tế, ANNN đô thị, ANNN môi trường và khả năng chống chịu đối với thiên tai do nước.

ANNN tổng hợp được chia thành 5 mức: Mức nguy hiểm, mức cảnh báo, mức đảm bảo năng lực, mức hiệu quả và mức hình mẫu. Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng nước bao gồm 5 nhóm tiêu chí: Năng suất nhân tố tổng hợp và hiệu quả sử dụng tài nguyên nước, giá trị kinh tế sử dụng nước sinh hoạt, giá trị kinh tế sử dụng nước nông nghiệp, giá trị kinh tế sử dụng nước công nghiệp, giá trị kinh tế sử dụng nước dịch vụ và hoạt động công.

Bốn thách thức đối với ANNN Việt Nam trong tương lai, đó là: Bốn lưu vực sông chính tạo ra 80% GDP của Việt Nam hiện đang đối mặt với tình trạng căng thẳng nước vào mùa khô;  Vấn đề sẽ gia tăng nghiêm trọng hơn nếu vẫn giữ các hoạt động như hiện nay; Mâu thuẫn do phân bổ tài nguyên nước giữa nhu cầu phát triển thủy điện và các nhu cầu sử dụng nước khác có thể làm gia tăng căng thẳng nước; Dự báo tác động lớn lên nền kinh tế trong điều kiện hoạt động như hiện nay.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…