moitruongplus Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chuyển đơn của ông Lê Văn Ba tại thôn 4, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm đến UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật.


Diện tích rừng bị lấn chiếm, xây dựng trái phép của người dân vẫn ngang nhiên tồn tại như thách thức cơ quan chức năng, thách thức dư luận tại tiểu khu 438a, 439 thôn 4, xã Lộc Phú.

Vừa qua, ông Đào Văn Thanh, Phó chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký văn bản số 148/TTr- TCD chuyển đơn của ông Lê Văn Ba tại thôn 4, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm đến UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật và thông báo kết quả giải quyết cho Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo văn bản cho biết, đơn của ông Lê Văn Ba có nội dung phản ánh, nhóm ông Nguyễn Văn Dũng thôn 2, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm lợi dụng việc nhà nước giao rừng quản lý, bảo vệ đã để cho rừng bị hủy hoại trong 231ha rừng tại tiểu khu 438A, 439 thôn 4, xã Lộc Phú…nhưng đến nay không được xử lý.

Ngoài ra, ông Ba cũng kiến nghị, cơ quan thẩm quyền có biện pháp xử lý dứt điểm những nội dung mà ông tố cáo trước đó.

Đối với diện tích rừng bị lấn chiếm, trồng cây và xây dựng trái phép tại tiểu khu 438A, 439 thôn 4, xã Lộc Phú, vừa qua, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm đã chỉ đạo BQL Rừng phòng hộ Đam Bri rà soát, điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch giải tỏa của đơn vị để đảm bảo phù hợp với các nội dung tại Quyết định số 1836/QĐ-UBND ngày 25/08/2020 của UBND tỉnh và kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 29/09/2020 của UBND huyện. Đồng thời, xây dựng phương án, kế hoạch đề ra lộ trình cụ thể, và chuẩn bị lực lượng, phương tiện để tập trung giải tỏa đối với diện tích đất rừng bị lấn chiếm trái phép tại tiểu khu 438A, 439 xã LộcPhú. Thời gian xây dựng kế hoạch giải tỏa xong trước ngày 15/04/2022.

Theo ghi nhận của PV, đến nay công tác giải tỏa tại tiểu khu trên vẫn chưa được thực hiên. Vậy, liệu UBND huyện Bảo Lâm và BQL rừng phòng hộ Đam B’ri có thực hiện hay không? Hay đang cố tình kéo dài? Người dân địa phương đề nghị huyện Bảo Lâm phải xử lý dứt điểm việc rừng tại tiểu khu 438A, 439 thôn 4, xã Lộc Phú bị lấn chiếm, trồng cây và xây dựng trái phép, tránh dư luận bức xúc, người dân gửi đơn nhiều lần.

Như Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có nhiều bài phản ánh trước đó, hơn 200 héc ta rừng thông tự nhiên tại tiểu khu 438A, 439 do Ban quản lý rừng phòng hộ Đam B’ri quản lý trên địa bàn thôn 4, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng bị lấn chiếm, xây dựng nhà trái phép, đang dần biến thành đất của những cá nhân từ nhiều năm qua nhưng đến nay công tác giải tỏa khu vực trên vẫn chưa được chính quyền huyện Bảo Lâm thực hiện, nhiều lần dán thông báo giải tỏa xong lại ra thông báo hoãn với những lý do bất hợp lý ?!

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…