moitruongplus Khu vực dự trữ đất để phòng chống lụt bão tại xã Đông Dương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình nay biến thành điểm đổ chất thải của một dự án, làm huỷ hoại môi trường, phá vỡ mặt bằng đất canh tác, gây bức xúc dư luận

Theo phản ánh của người dân xã Đông Dương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình cho biết, thời gian quan Công ty Cổ phần Quản lý đường bộ Thái Bình vận chuyển hàng vạn m3 chất thải xây dựng là gạch, vữa và đất thải đến đổ tại khu vực chân đê Tả Hồng (đoạn qua địa phận xã Đông Dương, đây được cho là bãi dự trữ đất để kè đê phòng chống lụt bão của xã) đã "uy hiếp” sự an toàn tuyến đê, gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.


Hàng vạn m3 chất thải xây dựng được tập kết tại khu vực dự trữ đất kè đê phòng chống lụt bão tại xã Đông Dương, huyện Đông Hưng.

Để làm rõ phản ánh, chiều ngày 7/4, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có mặt tại khu vực trên để ghi nhận thực tế. Theo quan sát, bãi dự trữ đất để kè đê nhìn chẳng khác gì một bãi chứa chất thải xây dựng. Dọc đường đê rơi vãi đầy bùn đất, gạch vữa lổm nhổm, gây hệ luỵ lớn về môi trường và mất an toàn cho người dân tham gia giao thông trên tuyến đê.

Ông Nguyễn Văn Q – người dân địa phương cho biết, từ khi doanh nghiệp cho đổ chất thải ở đây khiến cho môi trường quanh khu vực bị ô nhiễm bởi mùi hôi thôi, bụi bẩn,  gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân sống quanh khu vực. Hàng ngày có nhiều lượt xe tải chở chất thải làm rơi vãi xuống đường gây nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện mỗi khi di chuyển qua khu vực. Tôi không hiểu tại sao khu dự trữ đất kè đê lại cho chứa toàn chất thải như thế.




Chất thải là gạch, vữa, đất thải tại một dự án do Công ty Cổ phần Quản lý đường bộ Thái Bình thi công được mang về đổ tại khu vực dự trữ đất kè đê phòng chống lụt bão

Ngay sau khi ghi nhận sự việc, và với mục đích cung cấp thông tin, hình ảnh kịp thời đến lãnh đạo UBND xã Đông Dương. PV đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Chinh – Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã Đông Dương.

Khi PV cung cấp hình ảnh sự việc thì ông Chinh từ chối xem, đồng thời vị này lớn tiếng khẳng định: tôi không cần phải xem bởi tôi nắm rõ hơn các anh ?!

Trả lời câu hỏi, việc doanh nghiệp đổ thải tại khu vực trên có được cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép? Ông Chinh nói, việc này phía UBND xã đã có báo cáo, tuy nhiên hôm nay tôi không cung cấp hồ sơ cho các anh (phóng viên) bởi chưa có chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện Đông Hưng về việc làm việc với các anh ?!

Phát hiện "thái độ” làm việc thiếu hoà nhã của vị Bí thư Đảng uỷ xã Đông Dương, PV đề nghị ông Chinh bình tĩnh trao đổi và có thể dừng buổi làm việc tại đây. Ông Chinh liền lý giải rằng: Các anh thông cảm bởi địa phương thời gian rồi rất nhiều việc, rất nhiều đoàn phải tiếp, rồi tiếp chẳng đoàn nào vào đoàn nào đâm ra huyện cứ phê bình?!




Đống bùn, đất thải nằm ngay sát đường dân sinh và tuyến đường đê gây bụi bẩn, ô nhiễm nghiêm trọng.

Trong một diễn biến khác, để có thông tin chính xác, khách quan sự việc, PV đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Trần Đức Thắng – Chủ tịch UBND xã Đông Dương.

Ông Thắng thông tin: Sau khi huyện phân bổ cho xã khu đất dự trữ kè đê để phòng chống lụt bão, chúng tôi có đặt vấn đề với Công ty Cổ phần Quản lý đường bộ Thái Bình để xin đất. Việc này chúng tôi đã báo cáo trong cuộc họp Đảng ủy xã.

Cũng theo ông Thắng, chỗ đó là kè đê xung yếu của xã. Từ trước đã có 2 khu, một bên là bãi đá để phục vụ cho công tác phòng chống lụt bão, một bên là bãi để đựng đất, qua nhiều năm đất mai một đi nên chúng tôi xin đổ thêm vào.

PV đặt câu hỏi, việc này xã có báo cáo UBND huyện Đông Hưng và các cơ quan chức năng liên quan của huyện?  Ông Thắng trả lời, xã có báo cáo bằng "miệng” với huyện và chỗ đê điều, khu đất này do xã quản lý chứ không phải ruộng của dân.

Đáng nói, ông Thắng bất ngờ cho biết: Trong quá trình công ty đổ đất không theo nguyện vọng của địa phương, nên chúng tôi lập biên bản vi phạm hành chính đối với đơn vị này. Nguyên nhân là do thứ họ đổ không phải đất mà như kiểu chất thải là gạch, vữa, không đạt yêu cầu. Chúng tôi đã xử phạt "mấy triệu" theo thẩm quyền của địa phương.

Theo tìm hiểu, hiện nay tại huyện Đông Hưng nói riêng và tỉnh Thái Bình nói chung thì nhu cầu sử dụng vật liệu đất để san lấp tại các dự án là rất lớn, nên giá mua/bán đất rất đắt đỏ, có lúc 35.000đ/1m3. Vì vậy, việc Công ty Cổ phần Quản lý đường bộ Thái Bình hào phóng khi cho chính quyền xã Đông Dương hàng vạn m3 đất như trên là việc làm đáng hoan nghênh, cần phải biểu dương. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp này "khuyến mại” một khối lượng lớn chất thải xây dựng không đạt chuẩn để làm vật liệu kè đê thì đúng là "lợi bất cập hại”. Nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là cái cớ để doanh nghiệp và chính quyền sở tại biến khu vực này thành điểm đổ thải hợp pháp (!?)

Để đảm bảo cung ứng đủ nguồn đất dự trữ bảo vệ an toàn cho tuyến đê trước mùa mưa bão, chúng tôi kính đề nghị UBND huyện Đông Hưng và các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá lại chất lượng "chất thải” dự trữ trên có đạt chuẩn khi đưa vào sử dụng làm kè đê xung yếu tại xã Đông Dương. Đồng thời làm rõ có hay không việc chính quyền xã này "tiếp tay” cho doanh nghiệp đổ thải gây ô nhiễm môi trường.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…