moitruongplus Các nhà khoa học đã sử dụng hình ảnh vệ tinh, kỹ thuật không gian địa lý, thông tin về hệ thống thoát nước, loại đá, đứt gãy, địa hình và lượng mưa để phát hiện vị tri chứa nước ngầm mà không cần khoan thăm dò.

Bằng phương pháp nói trên, nhà nghiên cứu của Đại học Nam Úc, Tiến sĩ Alaa Ahmed và các đồng nghiệp từ Trung tâm Nghiên cứu Sa mạc ở Ai Cập, và Thành phố King Abdulaziz ở Ả Rập Xê Út đã lập bản đồ khu vực Hawker trong Dãy Flinders (dãy núi lớn nhất tại Nam Úc) thành ba tầng chứa nước ngầm riêng biệt: tầng tốt, tầng trung bình và tầng thấp.


Dãy Flinders tại Úc. Ảnh: ITN

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các khu vực bổ sung nước ngầm hiệu quả nhất (nơi nước mặt tích tụ khi nó di chuyển xuống dưới) nằm ở nơi có nhiều vết nứt đá, hệ thống thoát nước thấp và độ dốc thoải. Ngược lại, những khu vực kém hiệu quả nhất để tìm nước ngầm lại nằm dưới lớp đá phiến sét và bột kết.

Theo Tiến sĩ Ahmed, việc sử dụng viễn thám để tìm nước ngầm không gây tốn kém gì vì sử dụng các ảnh địa hình sẵn có do vệ tinh của Australia đã ghi lại. Các nhà nghiên cứu đã dùng phần mềm GIS để phân tích và lập bản đồ tất cả dữ liệu. 

Các phương pháp hiện có để đánh giá nguồn nước ngầm liên quan đến việc khoan trên diện rộng, tốn kém, tốn thời gian và thường không chính xác. Vì vậy việc kết hợp giữa viễn thám, GIS và thông tin và các yếu tố địa chất khác giúp các nhà thủy văn học có thể tìm ra các vị trí nước ngầm chính xác với chi phí thấp hơn. Kỹ thuật này có thể được sử dụng để phát hiện nước ngầm ở bất kỳ khu vực khô cằn nào trên thế giới, bao gồm cả Ai Cập. 

Tiến sĩ Ahmed nói: "Tình trạng thiếu nước và độ mặn cao ảnh hưởng đến nhiều quốc gia. Với sự nóng lên toàn cầu, chúng ta có thể dự đoán sẽ có nhiều hạn hán hơn và do đó nước sẽ trở thành một nguồn tài nguyên khan hiếm hơn nữa. Hy vọng rằng công nghệ này sẽ giúp đảm bảo cho chúng ta có nguồn cung cấp nước bền vững trong nhiều thập kỷ tới. Nó sẽ cho phép các nhà hoạch định chính sách quyết định các địa điểm tiềm năng để bổ sung nước lại cho các tầng chứa nước ngầm mà không làm cạn kiệt hoặc gây hại cho môi trường.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…