moitruongplus Gần 85% đất đai tại các KCN của tỉnh Đồng Nai hiện đã cho doanh nghiệp (DN) thứ cấp thuê để làm nhà xưởng, văn phòng. Tuy nhiên, có những DN thuê đất xong rồi để đó… chờ thời, dự án đăng ký không triển khai.


Khu công nghiệp Long Khánh đã cho thuê gần hết diện tích nhưng có những khu đã được doanh nghiệp thuê nhưng chưa triển khai dự án.

Theo Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, toàn tỉnh có 32 KCN được thành lập với tổng diện tích gần 10,3 ngàn ha. Các KCN trên có tổng diện tích cho thuê hơn 7 ngàn ha, đến cuối tháng 3-2022, cho thuê gần 6 ngàn ha.

Rà soát đất đã cho thuê lâu nhưng chưa xây dựng

Hiện nay, toàn bộ các KCN có gần 6 ngàn ha đất công nghiệp đã cho hơn 2 ngàn dự án vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thuê. Thế nhưng, hiện có gần 1,7 ngàn dự án đang hoạt động, hơn 150 dự án đang trong giai đoạn xây dựng nhà xưởng, còn lại hơn 160 dự án chưa được triển khai và đã dừng hoạt động.

Ông Phạm Văn Cường, Phó trưởng ban Quản lý các KCN Đồng Nai cho biết: "Diện tích đất công nghiệp chưa cho thuê là hơn 1 ngàn ha nhưng đa số là chưa bồi thường giải phóng mặt bằng xong nên không thể cho thuê. Phần diện tích còn lại có thể cho thuê thì nằm rải rác ở các KCN vùng xa nên DN chưa mặn mà. Các trường hợp DN thuê đất nhưng chưa triển khai dự án, chúng tôi đang yêu cầu công ty hạ tầng KCN rà soát lại để nắm rõ và có biện pháp xử lý”.

Tại một số KCN đã có diện tích đất cho thuê gần hết, nhưng vẫn có những khu DN đã thuê đất còn bỏ trống nhiều năm chưa xây dựng. Trong đó, có trường hợp DN thuê đất để đó chờ thời cho thuê lại kiếm lời hoặc chưa đủ điều kiện triển khai dự án.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng yêu cầu: "Ban Quản lý các KCN Đồng Nai làm đầu mối phối hợp với các công ty hạ tầng KCN rà soát lại từng KCN trên địa bàn tỉnh xem diện tích DN đã thuê chưa triển khai dự án là bao nhiêu. Sau đó, phân loại cụ thể xem DN vướng mắc do đâu để các sở, ngành cùng tháo gỡ, giúp họ đẩy nhanh tiến độ dự án. Còn những trường hợp nhà đầu tư thuê đất chờ thời để nhượng lại hoặc không đủ năng lực thực hiện dự án thì thu hồi cho DN khác thuê”.

Cần chuẩn bị tốt để đón dự án lớn

Trong 2-3 năm qua, vì không còn diện tích đất công nghiệp lớn để giới thiệu cho các tập đoàn FDI nên Đồng Nai đã bỏ lỡ một số dự án có vốn từ vài trăm triệu đến cả tỷ USD. Ngoài vốn lớn, các dự án trên còn có công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao và đóng góp cho ngân sách lớn.

Giám đốc Sở KH-ĐT Hồ Văn Hà cho rằng, tỉnh sẽ đổi hướng thu hút đầu tư vào các KCN vùng xa vẫn còn đất như: Tân Phú, Định Quán, Thạnh Phú, Hố Nai. Riêng KCN Công nghệ cao Long Thành phải 2-3 năm sau mới hoàn thành việc thu hồi đất và xây dựng hạ tầng. "Vì không có diện tích đất công nghiệp lớn cho DN FDI thuê nên Đồng Nai đã bỏ lỡ một số dự án công nghệ cao có vốn lớn, từ vài trăm triệu USD đến hơn 1 tỷ USD. Các DN FDI sau khi hỏi thuê đất công nghiệp ở tỉnh không được đã chuyển sang đầu tư ở địa phương khác. Hiện có 3 tập đoàn lớn đang đề xuất tỉnh dành quỹ đất công nghiệp cho mỗi đơn vị thuê khoảng 300ha để đầu tư lĩnh vực điện tử, ô tô, thiết bị hàng không” - ông Hà cho biết.

Cuối năm 2020 và đầu năm 2021, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch thêm cho tỉnh Đồng Nai gần 7 ngàn ha đất công nghiệp, nhưng các KCN trên vẫn đang trong quá trình làm hồ sơ để trình các bộ, ngành lấy ý kiến. Những KCN trên nếu làm nhanh thủ tục và bồi thường cũng phải 4-5 năm sau mới có đất cho thuê.

Ông Nguyễn Trí Phương, Phó giám đốc Sở Công thương nhận xét: "Đồng Nai phải 2-3 năm nữa mới có diện tích đất công nghiệp lớn cho thuê, vì thời gian hoàn thành các thủ tục về đất đai, đầu tư, xây dựng, bồi thường giải phóng mặt bằng khá lâu. Do đó, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai muốn hoàn thành kế hoạch về thu hút đầu tư vào các KCN thì phải tiến hành đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào những KCN còn đất cho thuê”.

Theo Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, kế hoạch năm 2022 là sẽ thu hút vào các KCN trên địa bàn tỉnh khoảng 700 triệu USD với DN FDI và 2 ngàn tỷ đồng với DN có vốn đầu tư trong nước. Hết quý I-2022, các KCN thu hút vốn đầu tư FDI được gần 142 triệu USD và vốn đầu tư trong nước 174 tỷ đồng./.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…