moitruongplus Những đoàn xe "hung thần” ngày, đêm vận chuyển đất, đá đã làm tan nát những con đường tại Khu Kinh tế Dung Quất.

Những ngày cuối tháng 3, PV Môi trường và Đô thị điện tử bắt gặp hàng chục xe chở đất, đá quá tải ra vào phục vụ thi công các công trình trong Khu Kinh tế Dung Quất (KKTDQ). Cụ thể, suốt từ sáng đến chiều tối, liên tục những đoàn xe chuyên dụng, trọng tải lớn chạy đường Võ Văn Kiệt, đường liên xã Bình Thuận – Bình Đông, Bình Thạnh… không những đã làm nứt mặt đường mà còn nguy cơ gây tai nạn giao thông cao.

Thậm chí, có nhiều xe tải "3 chân, 4 chân” hoạt động thường xuyên, khiến mặt đường nát như tương. Nhiều đoạn đã biến thành vũng sâu, ổ voi và bùn lầy, gây nguy hiểm cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.

Nguy hiểm hơn, nhiều xe cơi thùng chở đất, đá quá tải đã làm rơi vãi xuống đường, gây cản trở giao thông, bụi bay mù mịt, ảnh hưởng sinh hoạt của hàng trăm hộ dân sống gần khu vực này.

Người dân ở xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, cho rằng, do lượng xe tải quá nhiều, hoạt động liên tục ngày, đêm trên các trục đường đã làm hạ tầng giao thông xuống cấp nghiêm trọng. Không chỉ vậy, đoàn xe "hung thần” còn gây bụi mù mịt và bóp còi inh ỏi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của hàng trăm hộ dân nơi đây.  




Xe "hung thần” vận chuyển đất, đá thường xuyên hoạt động trên các tuyến đường thuộc KKTDQ.

"Chúng tôi thấyrất nhiều đoàn xe chạy rầm rập cả ngày lẫn đêm trên các tuyến đường của KKTDQ. Nhiều xe tải nối đuôi nhau chạy các hướng đến đổ đất ở các bãi thải, bãi chứa trongKKTDQ và vùng giáp ranh Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Nhiều xe còn cố tình cơi nới thùng xe, chở quá tải nên cứ thấy CSGT hay Thanh tra giao thông là né tránh, tìm chỗ núp, đợi lực lượng chức năng rời đi mới tiếp tục hoạt động”, ông Ngô Đình Hiệp, ở xã Bình Thạnh, bức xúc.

Phó Chủ tịch UBND xã Bình Đông Nguyễn Văn Cảm cũng xác nhận:"Gần đây, nhiều khu dân cư ở gần KKTDQ đã bị ảnh hưởng nặng nề về tiếng ồn của xe tải, bụi bặm mù mịt và nhiều trục đường trong khu cũng bị hư hỏng, nước đọng thường xuyên…Mặc dù các cơ quan chức năng đã ra quân, kiểm soát liên tục, nhưng trên tuyến đường quốc lộ 24C và các tuyến đường chính KKTDQ, tình trạng xe tải cơi nới thành thùng chở vật liệu, đất đá quá tải vẫn còn tồn tại!”.


Nhiều tuyến đường Dung Quất hư hỏng, người dân đi lại khó khăn.


Đường sá hư hỏng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Ngô Văn Trọng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng BQL KKTDQ Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi cho biết, hiện nay, KKTDQ đang quy hoạch lại, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong giai đoạn mới nhanh và bền vững, nên có nhiều dự án đang được triển khai.

"Tại khu vực thi công có địa hình đồi, núi nhiều cần phải san ủi, tạo mặt bằng với khối lượng đất, đá cần di chuyển ra ngoài khu vực với khoảng hàng chục triệu mét khối. Do đó, lượng xe chuyên dụng, xe tải tập trung quá nhiều, hoạt động liên tục  là không tránh khỏi. Hiện tại, kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn khu kinh tế trọng điểm này đang xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều đoạn đường đã bị hư hỏng, biến thành vũng nước sâu và ô gà, ổ voi… đã gây ảnh hưởng lớn đến phương tiện và người tham gia giao thông”, ông Trọng cho biết.


Tuyến đường Dung Quất – sân bay Chu Lai đã bị xe tải cày nát như tương.


Người dân phải thường xuyên tưới nước cho đỡ bụi.

Được biết, hiện tỉnh Quảng Ngãi đang chỉ đạo lực lượng chức năng ra quân, tăng cường tuần tra, kiểm soát trên địa bàn và xử lý nghiêm những phương tiện vi phạm an toàn giao thông. Trước mắt, UBND tỉnh sẽ ưu tiên bố trí nguồn vốn hợp lý cho Ban Quản lý để khẩn trương đầu tư sửa chữa, nâng cấp một số tuyến đường đã bị hư hỏng, xuống cấp, đảm bảo phục vụ lưu thông hàng hóa và đi lại thuận lợi cho người dân trên địa bàn KKTDQ nói riêng và huyện Bình Sơn nói chung.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…