moitruongplus Theo thống kê của UBND TP Cẩm Phả, tính từ năm 2019 đến hết năm 2021, lực lượng chức năng đã xử lý 148 vụ vi phạm liên quan đến tài nguyên than. Trong đó, năm 2019 xử lý 67 vụ, 2020 xử lý 45 vụ và 2021 xử lý 36 vụ (giảm 31 vụ so với năm 2019).


Hàng trăm tấn than lậu đã bị các đối tượng móc ngoặc với doanh nghiệp thành viên của TKV khai thác trái phép. Ảnh: Báo TN

Hiện trên địa bàn TP Cẩm Phả có 14 đơn vị khai thác than (TKV 10 đơn vị, Tổng Công ty Đông Bắc 4 đơn vị). Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển, bốc xúc đất đá kinh doanh than. Để siết chặt quản lý, TP Cẩm Phả đã phân công gắn trách nhiệm cụ thể đối với người đứng đầu của từng cơ quan, đơn vị, xã, phường, từ đó các đơn vị đã chủ động phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm soát ranh giới mỏ và hỗ trợ kinh phí, phương tiện để duy trì có hiệu quả các trạm kiểm soát, các chốt kiểm tra cũng như thực hiện các đợt ra quân xử lý vi phạm có liên quan đến đào bới, thăm dò khai thác than trái phép… Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản trên địa bàn tỉnh, TP Cẩm Phả đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trực thuộc TKV và Tổng Công ty Đông Bắc thường xuyên tiến hành tuần tra, kịp thời phát hiện xử lý các vi phạm.

Trong 3 năm (từ 2019-2022), thành phố đã tổ chức 6 đoàn kiểm tra phát hiện và ngăn chặn các vi phạm liên quan đến khai thác, tập kết, vận chuyển than xít, sản phẩm ngoài than trái phép trên địa bàn thành phố. Tại một số tuyến đường như tỉnh lộ 326 đoạn từ xã Dương Huy đi gần khai trường khai thác của các đơn vị thuộc TKV và Tổng Công ty Đông Bắc; tuyến đường tránh Quang Hanh - Hoành Bồ đi qua QL18A xuống Cụm cảng Km6, phường Quang Hanh, thành phố đang duy trì 5 chốt trạm kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý kịp thời việc vận chuyển than trái phép theo chỉ đạo của tỉnh. Ngoài ra, thành phố cũng duy trì 18 camera giám sát tự động tại nhiều vị trí quan trọng để kiểm soát hoạt động vận chuyển, tập kết, kinh doanh than trên địa bàn. Đáng chú ý, các điểm lắp đặt camera đều kết nối dữ liệu hình ảnh về 3 điểm của thành phố và Trung tâm Điều hành thành phố thông minh của tỉnh. Với những cách làm hiệu quả, công tác quản lý về than, khoáng sản, cảng bến có nhiều chuyển biến, cơ bản kiểm soát tốt tình hình, không để xảy ra điểm nóng; công tác bảo vệ môi trường được cải thiện; tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại các địa bàn có than được giữ vững. Đến nay, nhiều vụ vi phạm lĩnh vực này phát hiện xử lý kịp thời, hoạt động khai thác than khoáng sản dần đi vào nền nếp.

Theo thống kê của UBND TP Cẩm Phả, tính từ năm 2019 đến hết năm 2021, lực lượng chức năng đã xử lý 148 vụ vi phạm liên quan đến tài nguyên than. Trong đó, năm 2019 xử lý 67 vụ, 2020 xử lý 45 vụ và 2021 xử lý 36 vụ (giảm 31 vụ so với năm 2019). Việc xử lý nghiêm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ” những vụ vi phạm liên quan đến tài nguyên than tạo sức răn đe lớn đối với các đối tượng tiếp tục cố tình có hành vi vi phạm.

Nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, TP Cẩm Phả yêu cầu lực lượng chức năng và các địa phương liên quan công bố đường dây nóng thường xuyên trao đổi thông tin, tiếp nhận phản ánh về công tác bảo vệ tài nguyên, ranh giới mỏ và kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm. Từ nay đến cuối năm, thành phố sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ tài nguyên, ranh giới mỏ trong khai thác than, đặc biệt đối với một số khu vực nhạy cảm, phức tạp, dễ xảy ra tiêu cực như khu vực giáp ranh, chồng lấn giữa các đơn vị, chồng lấn với các hộ dân, các khu vực có đơn vị thuê ngoài làm việc. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh hiệu quả và đảm bảo ANTT trong quá trình khai thác, vận chuyển than.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…