moitruongplus Với dự án “Trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh”, mục tiêu là khôi phục rừng tự nhiên bằng hình thức trồng cây rừng bản địa thông qua vận động cộng đồng đóng góp 50.000 đồng/cây lâm nghiệp bản địa.

Ngày 21/3, tại xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), Công ty trách nhiệm hữu hạn xã hội trồng và phục hồi rừng Việt Nam phối hợp Trung tâm nghiên cứu quản trị tài nguyên vùng cao (Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) tổ chức khởi động năm thứ 2 dự án trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh.

Khởi động Dự án "Cùng khôi phục rừng đầu nguồn sông Gianh". Ảnh: Internet

Đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn xã hội trồng và phục hồi rừng Việt Nam Ngô Văn Hồng cho biết, năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 song dự án đã trồng được 80ha rừng với các giống cây bản địa như: de, lát hoa, lim, sưa đỏ, huỵnh tại huyện Tuyên Hóa. Vì thế, năm 2022, các đơn vị tổ chức dự kiến trồng 100ha rừng cây bản địa tại 2 huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình; đồng thời, mở rộng hoạt động ra các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Hòa Bình… nhằm đạt mục tiêu trồng 1.000ha cây rừng bản địa vào năm 2030.

Đến đầu năm 2022, đơn vị đã nhận được hơn 2,6 tỷ đồng từ sự đóng góp quỹ của cộng đồng, đặc biệt là sự tham gia của các nghệ sĩ và nhiều người dân góp phần vào thực hiện mục tiêu nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tự trồng, bảo vệ cây xanh với thông điệp "Góp một cây để có rừng”, "Người là cây, cây là người”.

Với dự án "Trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh”, mục tiêu là khôi phục rừng tự nhiên bằng hình thức trồng cây rừng bản địa thông qua vận động cộng đồng đóng góp 50.000 đồng/cây lâm nghiệp bản địa. Cùng với trồng rừng bằng cây bản địa, người dân có thể trồng cây ngắn ngày, cây thuốc nam và thực hiện các mô hình nông, lâm kết hợp dưới tán rừng để bảo đảm sinh kế trước mắt cũng như lâu dài.

Ngoài trồng rừng, dự án còn tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng, vận động người dân không chỉ tiếp nhận các hoạt động của dự án mà còn tự trồng và bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng trồng cũng như rừng tự nhiên.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…