moitruongplus Tại xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội, người dân ngang nhiên sử dụng đất và chất thải xây dựng san lấp mặt bằng, lấn chiếm công khai hàng nghìn m² đất hồ thủy lợi Xuân Khanh, nhưng không hề bị cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn, xử lý.

Thực hiện tuyến bài viết về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, văn minh đô thị trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã ghi nhận tình trạng: người dân tại 2 thửa đất số 27 và 34 (theo bản đồ địa chính năm 2003), tại thôn Xuân Khanh, xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây ngang nhiên đổ đất và chất thải xây dựng san lấp mặt bằng, lấn chiếm hồ thủy lợi Xuân Khanh nhưng không được chính quyền phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời.


Chia sẻ của một người dân sinh sống tại đây cho biết: "Đất này họ mua, họ san phẳng rồi ạ! Trước là của bà con (bà họ), bà con tên Dung... Còn bên đấy là đất của nhà con, ông con lấp, ông con tên Kết".

Cụ thể, ghi nhận hiện trường của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam tại Hồ Xuân Khanh, xã Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, TP.Hà Nội ngày 27/01/2022 cho thấy: hàng ngàn m² đất đã bị san phẳng bằng đất và chất thải xây dựng.

Nghiêm trọng hơn, phần đất trạm bơm, mương thủy lợi hồ Xuân Khanh được cho là đất công do UBND xã Xuân Sơn quản lý, cũng bị các đối tượng này tổ chức san lấp, lấn chiến bằng chất thải xây dựng, làm phá vỡ cảnh quan, môi trường và băm nát quy hoạch hồ Xuân Khanh.

Hàng 1000m² đất trạm bơm, mương thủy lợi hồ Xuân Khanh do UBND xã Xuân Sơn quản lý, bị san lấp, lấn chiếm một cách công khai, nhưng không bị chính quyền xã phát hiện ngăn chặn.

 Nhận thấy sự việc có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng Luật đất đai, môi trường và xâm phạm hệ thống kênh mương thủy lợi, phục vụ tưới tiêu cho người dân xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã liên hệ trực tiếp bằng điện thoại với Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn - ông Hoàng Văn Vân để phản ánh sự việc, nhằm kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm vi phạm.

Đồng thời, PV xin tiếp nhận thông tin nhằm làm rõ nội dung sự việc, để thực hiện tốt tuyến đề tài tuyên truyền đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, trong việc thực hiện văn minh đô thị và bảo vệ môi trường trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên, ông Hoàng Văn Vân - Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn báo bận và sắp xếp cho PV làm việc với ông Cao Văn Bình - Phó Chủ tịch (phụ trách mảng đất đai, môi trường, xây dựng).

Qua trao đổi ông Bình khẳng định: "Nhà này, người ta mới chuyển nhượng và san làm cái mặt bằng" .

 PV hỏi: Vậy trước khi làm người dân có báo cáo và xin phép UBND xã không? Và việc sử dụng đất và chất thải san lấp có đúng quy định pháp luật?

Thì ông Bình cho rằng: "người ta chỉ báo ( báo cáo miệng) người ta san thôi, để người ta làm cái mặt bằng. Mục đích là làm nền, làm nhà và cải tạo trồng cây. Ví dụ người ta mang đi các thứ cơ, đằng này người ta mang chỗ khác về san cho nó phẳng để làm cái nền, để xây dựng làm nhà với cải tạo để trồng cây cỏ cho đỡ mấp mô thôi. Trước đất chỉ thoai thoải chỗ cao san ra, chỗ thấp bù vào. Nó lấy đất nơi khác về san lấp”.

Ông Bình cũng khẳng định rằng việc làm này của người dân là đúng: "thì anh nghĩ là đất thổ cư người ta có quyền xây dựng chứ".

Để làm rõ những điều ông Bình - Phó Chủ tịch xã cho là đúng, PV đã đề xuất ông phối hợp hỗ trợ cung cấp hồ sơ pháp lý thửa đất, nhằm giúp PV nắm rõ nguồn gốc và danh giới thửa đất. Tuy nhiên, ông Bình cho rằng địa chính đang cầm và chưa thể cung cấp được.

Qua chia sẻ của ông Bình , thì rõ ràng người dân chỉ báo cáo miệng với ông mà chưa hề được cơ quan có thẩm quyền nào cho phép hai hộ dân trên được lấy đất và chất thải xây dựng "từ nơi khác về" san lấp mặt bằng. Nhưng lại được ông Bình cho là đúng quy định của pháp luật!?

Trước câu trả lời của ông Bình, khiến Báo chí và người dân không khỏi đặt dấu "?" hoài nghi về Lãnh đạo xã Xuân Sơn liệu đang có điều gì bất thường trong trong công tác quản lý nơi đây?

Để tiếp tục làm rõ sự việc, ngày 02/03/2022 PV tiếp tục có buổi làm việc trực tiếp với ông Hoàng Văn Vân - Chủ tịch xã Xuân Khanh và ông Nguyễn Ngọc Hùng - Cán bộ địa chính xã.

Qua buổi làm việc, PV hoàn toàn bị bất ngờ, trái với buổi làm việc và câu trả lời của ông Bình-  Phó chủ tịch xã, thì ông Hùng cán bộ địa chính xã và ông Vân - Chủ tịch xã lại đều khẳng định rằng: "Họ mua bán, chuyển nhượng, san lấp không thông qua chính quyền địa phương. Mà họ trực tiếp làm việc với cơ quan chức năng thị xã, nên mới xảy ra tình trạng này. Việc san lấp này người ta toàn tranh thủ làm vào ngày nghỉ, lên xã không phát hiện ra được...

Vừa rồi chúng tôi kiểm tra, chúng tôi đã yêu cầu gia đình dừng lại và trả lại nguyên trạng".

Ngoài ra ông Vân và ông Hùng cũng khẳng định với PV về thực trạng hai mảnh đất trên, trong quá trình sử dụng và sau khi chuyển nhượng đang bị vướng việc xác định mốc giới nên chưa hoàn thiện được thủ tục pháp lý (vì có nhiều biến động so với đất được cấp ban đầu).

Qua quá trình ghi nhận hiện trường của PV và tiếp nhận thông tin từ Chủ tịch và cán bộ địa chính xã Xuân Sơn. Như vậy dấu "?" của PV và dư luận về việc vi phạm san lấp, lấn chiếm hồ thuỷ lợi Xuân Khanh là hoàn toàn có cơ sở !

Nhưng tại sao ông Cao Văn Bình - Phó Chủ tịch xã Xuân Sơn biết nhưng lại để cho dân làm??? Liệu có dấu hiệu bao che cho sai phạm ngang nhiên tồn tại? Hay Lãnh đạo xã Xuân Sơn đang cố tình cung cấp thông tin sai sự thật, đánh lừa Báo chí?

Câu hỏi này, PV và người dân xin gửi tới Lãnh đạo cấp Ủy, Chính quyền thị xã Sơn Tây và các cấp Sở Ngành liên quan, cần sớm vào cuộc chỉ đạo, điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm vi phạm, cũng như vai trò trách nhiệm quản lý địa phương của Lãnh đạo xã Xuân Sơn. Có như thế mới tạo được niềm tin trong nhân dân, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong công tác đất đai và bảo vệ môi trường.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…