moitruongplus Nằm cách thị xã Bình Long, một trong 2 thị xã lớn nhất tỉnh Bình Phước, về phía Bắc là địa bàn xã Thanh Lương.

Con đường quốc lộ 13 chia đôi xã Thanh Lương ra 2 phía, một bên là chợ Thanh Lương sầm uất, còn bên kia là khu "Xóm đêm” nổi tiếng với "trại” khai thác đất mang luôn tên địa danh 3 ấp mà nó tọa lạc: Thanh Hòa, Thanh Thiện và Thanh Bình.

Một buổi sáng âm u, theo chân một chiếc xe tải chúng tôi có mặt tại "trại” Thanh Lương. Đó là một thôn xóm thanh bình với nhà cửa thưa thớt, vắng tiếng cười đùa trẻ thơ. Đằng sau cánh đồng cỏ lấp xấp nước là từng dãy mộ đen trắng thẳng hàng, chính là Nghĩa trang nhân dân xã Thanh Lương.

Từ nghĩa trang Thanh Lương, phóng tầm mắt ra 4 phía đồi núi chập chùng. Xa xa, từng ngọn đồi thấp bị cạo trắng, phơi mình dưới nắng nhạt. Ở vài ngọn đồi, từng chiếc xe húc đang làm việc. Chúng ủi thẳng vào núi đất, xúc từng gàu đất lớn thả vào xe tải đang chờ sẵn mang đi. Cứ thế, ngày này qua ngày khác, tài nguyên đất bị đào khoét không thương tiếc…

Theo thông tin chúng tôi có được, các ngọn đồi đang bị đục khoét là sở hữu của một doanh nghiệp tư nhân. Ông chủ của doanh nghiệp này luôn khoe khoang với mọi người, trên đất Bình Long này, thậm chí kể cả huyện Lộc Ninh kế cận, chỉ một mình ông ta có giấy phép khai thác đất trên các ngọn đồi, bán ra ngoài cho những nơi cần san lấp mặt bằng hay lấy đất tốt bán cho các lò sản xuất gạch vốn quần tụ tại đây.

tm-img-alt
Giới làm đất địa phương còn kháo nhau, ông chủ doanh nghiệp này hội đủ của một "bố già” mafia. Với lãnh địa rộng lớn, ông ta tha hồ khai thác đất đá bán ra ngoài với giá cắt cổ, ép nhiều đầu mối khác mua vì chỉ có ông ta mới xuất ra được hóa đơn chứng từ! Đó là chưa kể một số khách mua còn bị cân đo thiếu hụt và bị chèn ép, hăm dọa từ đủ mọi phương diện khác.

Nhưng có lẽ chuyện "động trời” nhất mà doanh nghiệp này là xây dựng lãnh địa Thanh Lương thành… "trại” riêng, khống chế các cơ sở làm ăn tại đây. "Trại” này thuộc địa bàn 3 ấp: Thanh Hòa, Thanh Thiện và Thanh Bình của xã Thanh Lương. Với vai trò chủ đất kiêm…đỡ đầu, ông ta bán mặt bằng để các lò gạch làm xưởng sản xuất. Ông ta cung cấp tất tần tật từ nguyên liệu đất nung để làm gạch, xe tải vận chuyển đến xuất hóa đơn chứng từ để đối phó khi bị cơ quan chức năng kiểm tra. Với chiêu trò "bao trọn gói” này, vô hình trung các ông chủ lò gạch trở thành "con chiên” ngoan ngoãn, mặc tình "bố già” nắn bóp, nhào nặn. Dù có than trời trách đất thì các chủ lò tại đây cũng không dám phản kháng vì mọi thứ đã bị ông chủ lớn khống chế! Cái tên "trại” Thanh Lương cũng bắt đầu được giới sản xuất lấy nguyên liệu từ đất, truyền tụng và được ví như trại cầm tù khổng lồ không có hàng rào dây thép gai bao bọc.

Khu vực xã Thanh Lương có khoảng 10 lò sản xuất gạch nung. Mặc dù tỉnh Bình Phước đã khép lại lộ trình chuyển đổi từ lò gạch nung sang không nung từ 4 năm trước nhưng các lò gạch nung tại đây vẫn ngày đêm đỏ lửa. Khác với "làng gạch” Lộc Hưng kế cận, chỉ cách một cây cầu Cần Lê, thuộc huyện Lộc Ninh, "trại” gạch Thanh Lương đỏ lửa đều hơn. Một phần, chúng nằm trong sự "bao bọc” của "trại chủ” đã nói, phần khác họ có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào do chính ông chủ mỏ đất kế cận cung cấp. Tuy nhiên, để có sự ưu ái đặc biệt này đổi lại, họ gần như sống trong tình cảnh "trên đe dưới búa” vì mọi thứ đều phải lệ thuộc vào vị "lãnh chúa” độc đoán nơi đây.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…