moitruongplus Ngày 3/3/2022, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã ký kết khoản đầu tư cổ phần trị giá 15 triệu USD vào Quỹ Rừng nhiệt đới châu Á số 2


Đây là khoản đầu tư để hỗ trợ các hoạt động lâm nghiệp bền vững ở Đông Nam Á và giảm khai thác gỗ rừng nhiệt đới tự nhiên bằng cách giúp các công ty trồng rừng được quản lý bền vững mở rộng quy mô hoạt động của mình.

Khoản đầu tư bao gồm 5 triệu USD từ các nguồn vốn thông thường của ADB và 10 triệu USD từ Quỹ tín thác Đối tác Tài trợ khí hậu Ôx-trây-lia (ACFP). Các khoản đầu tư của TAFF2 sẽ hướng tới mục tiêu thích ứng khí hậu cũng như giảm thiểu biến đổi khí hậu. Cơ hội đầu tư sẽ được xem xét tại Cam-pu-chia, In-đô-nê-xia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Ma-lai-xia, Thái Lan và Việt Nam.

Với quy mô mục tiêu là 300 triệu USD, quỹ dự định đầu tư vào lâm nghiệp và các công ty liên quan có thể xuất trình chứng nhận của Hội đồng Quản lý rừng (FSC) đối với tài sản của họ. Quỹ sẽ đầu tư vào các công ty trồng rừng thương mại được quản lý bền vững và mua lại các tài sản lâm nghiệp, bao gồm các đồn điền trồng trọt đã được khai thác hoặc đang bỏ hoang, phát triển rừng trồng mới và các cơ sở chế biến.

Quỹ sẽ do Công ty TNHH New Forests Asia (Xinh-ga-po)—đơn vị quản lý quỹ lâm nghiệp hàng đầu và giàu kinh nghiệm ở Châu Á và Thái Bình Dương—quản lý. ADB sẽ làm việc về vấn đề năng lực và hệ thống quản lý xã hội và môi trường của New Forests Asia, ví dụ như sàng lọc đầu tư, đánh giá tác động và giám sát. ADB sẽ đưa ra hướng dẫn về những thông lệ hoạt động tốt nhất để thúc đẩy bình đẳng giới, bao gồm nâng cao kỹ năng cho các nữ công nhân đồn điền. ADB cũng sẽ giúp TAFF2 áp dụng lăng kính giới trong đầu tư thông qua thẻ điểm để nêu bật những lĩnh vực cần hành động nhằm cải thiện bình đẳng giới.  

New Forests là đơn vị quản lý đầu tư toàn cầu các tài sản thực dựa trên tự nhiên và các chiến lược vốn tự nhiên, hiện đang quản lý các tài sản với tổng trị giá 5,9 tỉ USD trên 1,1 triệu héc-ta đầu tư. New Forests là một bên ký kết các Nguyên tắc Đầu tư có trách nhiệm của Liên hợp quốc và là thành viên sáng lập của Sáng kiến các Nhà quản lý tài sản Net Zero (phát thải ròng bằng 0).  

ACFP là quỹ tài trợ hỗn hợp ưu đãi do ADB quản lý và được Chính phủ Ôx-trây-lia tài trợ. ACFP nỗ lực xúc tác tài chính cho các hoạt động đầu tư thích nghi và giảm thiểu biến đổi khí hậu ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á, đồng thời khắc phục các khoảng trống thị trường và nhu cầu bằng cách giảm rủi ro cho các dự án có tác động phát triển cao và đưa chúng vào thị trường. 

ADB cam kết đạt tới một khu vực Châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực. Được thành lập năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 68 thành viên, trong đó có 49 thành viên trong khu vực.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…