moitruongplus Hàng loạt công trình xây dựng kiên cố tại Khu du lịch sinh thái Phú Lâm Farmstay “mọc” trái phép trong khu rừng 32ha thuộc thôn Đồng Câu, xã Ngọc Thanh, TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc nhưng không được chính quyền sở tại ngăn chặn, xử lý

Phản ánh đến Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam, người dân thôn Đồng Câu, xã Ngọc Thanh, TP Phúc Yên phản ánh về việc chủ đầu tư Khu du lịch sinh thái Phú Lâm Farmstay (sau đây viết tắt là Khu sinh thái) đã xâm phạm nghiêm trọng khu rừng 32ha để xây dựng trái phép nhiều công trình kiên cố, để làm khu nghỉ dưỡng nhưng không được chính quyền sở tại đưa ra biện pháp ngăn chặn, xử lý, gây bức xúc trong nhân dân.

Khu du lịch sinh thái Phú Lâm Farmstay "mọc” trái phép tại khu rừng 32 hec-ta ở thôn Đồng Câu, xã Ngọc Thanh, TP.Phúc Yên

Để làm rõ thông tin, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã ghi nhận thực tế tại khu vực này. Theo đó, trong khu rừng rộng hơn 32ha xuất hiện tổ hợp công trình xây dựng như: phòng nghỉ dưỡng, hồ bơi, khu vực cây xanh, khu vui chơi và nấu ăn ngoài trời… tất cả đều được đầu tư, xây dựng với quy mô hoành tráng. Thế nhưng, điều đáng nói là toàn bộ công trình này lại "mọc” trên đất rừng, mà theo quy định pháp luật về đất đai thì chủ đầu tư không được phép đầu tư xây dựng tại đây, và đương nhiên hoạt động kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng tại khu vực này cũng không được phép diễn ra.

Mặc dù vậy, hiện nay Khu sinh thái này lại được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội Facebook, các trang mạng về du lịch và thậm chí cả trên một tờ báo chính thống của địa phương này. Trong vai khách hàng có nhu cầu thuê phòng nghỉ và sử dụng các dịch vụ tại Khu sinh thái, chúng tôi được nhân viên báo giá thuê phòng nghỉ ở đây dao động từ 800.000 đồng đến 1.500.000 đồng và phụ thu thêm tiền nếu khách ở quá số người trên một phòng.  Khung cảnh nơi đây được ví như một rừng thông của Đà Lạt.

Hàng loạt công trình là phòng nghỉ, khu vui chơi được xây dựng trái phép với quy mô rất hoành tráng... trên đất rừng

Theo bà N.T.B sống gần Khu sinh thái cho biết: Chúng tôi không hiểu bằng cách nào mà họ (chủ đầu tư Khu sinh thái – PV) có thể phá rừng để xây dựng nhiều công trình "khủng” trong khu rừng, mà không bị lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý. Trong khi đó, người dân chỉ cần chặt một cây gỗ rừng, xây một hàng gạch thôi là đã bị chính quyền nhắc nhở, thậm chí là xử phạt ngay.

Còn theo ông V.VT, Khu sinh thái này bắt đầu xây dựng từ nhiều năm nay, đến đầu năm 2021 thì đi vào hoạt động kinh doanh, đón khách. Người dân trong khu vực ai cũng nghĩ Khu sinh thái hoành tráng như thế chắc chắn phải có phép, nhưng khi biết sự thật thì không dám tin đó là sự thật (?).

Thông tin về tính pháp lý Khu sinh thái, trả lời báo chí, một lãnh đạo UBND xã Ngọc Thanh cho biết: Khu sinh thái trái phép này được xây dựng trên diện tích 32ha rừng và chính quyền cũng đã có văn bản kiểm tra, xử phạt.

Bể bơi lớn nằm trong Khu sinh thái Phú Lâm Farmstay

Để hàng chục héc-ta rừng bị xâm phạm nghiêm trọng nêu trên mà chủ đầu tư Khu sinh thái  mới chỉ bị cơ quan chức năng địa phương xử phạt, cho tồn tại là điều hết sức bất thường. Đến đây dư luận có quyền đặt nghi vấn có hay không các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan của TP Phúc Yên đã "ngó lơ” cho vi phạm, và liệu có nhóm lợi ích tiêu cực nào đang tồn tại trong dự án này ?! Những câu hỏi này chúng tôi xin được gửi đến lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, chính quyền TP Phúc Yên để tìm câu trả lời.

Trong một diễn biến khác, để thông tin được khách quan, chính xác về hoạt động đầu tư, xây dựng và những vấn đề liên quan đến môi trường tại Khu du lịch sinh thái Phú Lâm Farmstay. Ngày 23/2, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã liên hệ và đang chờ lịch làm việc trực tiếp với chính quyền TP Phúc Yên và Hạt Kiểm lâm Phúc Yên.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…