moitruongplus Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố công khai tình trạng vi phạm pháp luật đất đai của các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai và Hà Giang.

Tại tỉnh Đồng Nai, Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh này đã rà soát và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố công khai 4 trường hợp vi phạm pháp luật đất đai (đợt 1 năm 2022) do chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng.

Đó là dự án tổng kho xăng dầu xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch của Công ty Cổ phần Vật tư xăng dầu COMECO với tổng diện tích 20 hécta.

Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt và sản xuất phân hữu cơ tại xã Túc Trưng, huyện Định Quán của Công ty TNHH thương mại xây dựng Đa Lộc (nay là Công ty Cổ phần thương mại xây dựng Đa Lộc).

Tiếp đó là dự án Khu dân cư, dịch vụ và cù lao Tân Vạn tại TP.Biên Hòa của Công ty Cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa - Á Châu, với tổng diện tích 48,05 hécta.

Tiếp đó là dự án xây dựng xưởng sản xuất tại Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh của Công ty TNHH Gốm mỹ nghệ Hồng Hưng 2, tại phường Tân Hạnh, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Ảnh minh họa/Nguồn:Internet

Đối với tỉnh Hà Giang, có 7 trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai được công khai trong đợt này, bao gồm Công ty TNHH Hải Phú, có địa chỉ đất sử dụng vi phạm tại tổ 5, phường Ngọc Hà, TP.Hà Giang. Theo Kết luận thanh tra của UBND tỉnh Hà Giang, Công ty Hải Phú vi phạm pháp luật về đất đai vì đã lấn chiếm 49.424 m2 đất.

Tiếp đó là Công ty Cổ phần lương thực Hà Giang, địa chỉ đất sử dụng vi phạm tại thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn. Lý do doanh nghiệp này vi phạm pháp luật về đất đai là không sử dụng đất trong thời gian dài (12 tháng liên tục).

Tương tự, Công ty TNHH Linh Quý, địa chỉ sử dụng đất có vi phạm tại dự án trồng rừng sản xuất tại Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên. Doanh nghiệp này không sử dụng đất trong 24 tháng không liên tục. Trên cơ sở đó, cơ quan chức năng địa phương đã kiến nghị xử lý vi phạm, thu hồi 2.908.000 m2 đất.

Các trường hợp còn lại cùng vi phạm pháp luật về đất đai do không sử dụng đất trong thời gian dài, bao gồm: Công ty Cổ phần Lâm Sinh Hà Giang, địa chỉ đất sử dụng vi phạm tại các xã Trung Thành, Minh Ngọc (huyện Vị Xuyên) và xã Ngọc Đường, TP.Hà Giang; Hợp tác xã Ngàn Hoa và Hợp tác xã Dịch vụ Hoàng Bách, địa chỉ đất sử dụng vi phạm tại huyện Vị Xuyên; Công ty TNHH Yên Bình, địa chỉ đất sử dụng vi phạm tại xã Tân Thành, huyện Bắc Quang.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…