moitruongplus

Lợi dụng thi công dự án nạo vét lòng hồ An Bài (phường An Lạc, TP Chí Linh, Hải Dương) một doanh nghiệp đã vận chuyển hàng vạn m3 đất đi "bán lậu” để hưởng lợi, đồng thời gây hệ luỵ lớn về môi trường và tàn phá hệ thống hạ tầng giao thông trong khu vực…

Trong khoảng thời gian dài vừa qua, hàng vạn m3 đất tại lòng hồ An Bài, phường An Lạc, TP Chí Linh được Công ty TNHH Thảo Mộc Chí Linh (địa chỉ tại khu dân cư Trụ Hạ, phường Đồng Lạc, TP Chí Linh) khai thác và vận chuyển đi "bán lậu” liên tỉnh, trong đó nhiều nhà máy gạch quanh khu vực cũng là điểm tiêu thụ lớn lượng đất này.

Từ hoạt động "hút máu” tài nguyên trên đã mang lại nguồn lợi khổng lồ cho doanh nghiệp, còn ngân sách nhà nước bị thất thu, môi trường bị ô nhiễm và hệ thống hạ tầng giao thông bị xuống cấp nghiêm trọng.

Nhiều diện tích rừng phòng hộ phải "nằm xuống” để làm đường giao thông cho đoàn xe có dấu hiệu quá khổ, quá tải vào chở đất đi tiêu thụ "lậu”.


Theo tìm hiểu của Môi trường và Đô thị Việt Nam, dự án thi công xây dựng công trình nạo vét lòng hồ An Bài do UBND phường An Lạc, TP Chí Linh làm chủ đầu tư; đơn vị trúng thầu thi công là Công ty TNHH Thảo Mộc Chí Linh. 

Trong qua trình tổ chức thi công dự án, đơn vị thi công đã không đảm bảo thực hiện các yêu cầu về vệ sinh môi trường, khi sử dụng đoàn xe tải có dấu hiệu cơi nới thành thùng, chở đất quá tải trọng quy định nhưng không được che chắn cẩn thận khiến đất đai rơi vãi khắp mặt đường gây bụi bẩn, mất an toàn giao thông cho người dân. Đặc biệt là hệ thống đường giao thông bê tông bị xuống cấp nghiêm trọng.

Chứng kiến sự việc, nhiều người dân địa phương đều tỏ ra bức xúc, đồng thời cho rằng dự án thi công xây dựng nạo vét lòng hồ An Bài chỉ là vỏ bọc để doanh nghiệp khai thác khoảng sản "trá hình” để trục lợi. 

Đơn vị thi công dự án tận dụng tối đa việc khai thác đất lòng hồ  quá sâu liệu có đảm bảo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng?

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, ông Trần Bá K, một người dân sống gần khu vực hồ An Bài cho biết: Liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường, tuyến đường giao thông bê tông của người dân mới đưa vào sử dụng trong thời gian qua đã bị xuống cấp nghiêm trọng, tất cả đều do đoàn xe tải vận chuyển đất hoành hành trong thời gian qua gây ra. Người dân chúng tôi đã nhiều lần phản ánh tình trạng này lên chính quyền địa phương nhưng đến nay vẫn không được quan tâm giải quyết.

Nhiều ý kiến cho rằng lực lượng chức năng có liên quan như CSGT, TTGT, cũng như chính quyền sở tại  đang có dấu hiệu buông lỏng quản lý, tiếp tay cho vi phạm của doanh nghiệp. 
Nhằm làm rõ những phản ánh trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã "mục sở thị” hoạt động khai thác, vận chuyển đất tại lòng hồ An Bài. 
Tại đây, có nhiều máy múc công suất lớn và đoàn xe tải hoạt động khai thác, vận chuyển đất rầm rộ, liên tục từ sáng đến tối muộn. 

Đoàn xe chen lấn nhau chở đất đi tiêu thụ tại dự án xây dựng công trình nạo vét lòng hồ An Bài ở phường An Lạc, TP Chí Linh

Sau khi "ăn đất” đầy thùng, đoàn xe tải này nối đuôi nhau chở đi tiêu thụ theo từng lộ trình đã định sẵn. PV đã theo dõi di biến động của 2 chiếc ô tô tải mang BKS: 76C – 13813 và 34C – 08424. Sau khi đất được chất đầy quá thành thùng, 2 chiếc xe này chạy thẳng đến một bãi tập kết VLXD không phép nằm sát mép sông lớn. Tại đây, hai chiếc thuyền trọng tải lớn đã chờ sẵn để "ăn hàng” chở đất đi tiêu thụ. 
Quá trình di chuyển của những chiếc xe này đều có một đặc điểm chung là phóng nhanh, vượt ẩu, đi đến đâu là đất rơi vãi khắp mặt đường gây ô nhiễm nặng nề. 

"Tuyến đường bê tông là tuyến đường giao thông chính của người dân địa phương, dù mới đưa vào sử dụng được thời gian ngắn nhưng nay đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều đoạn mặt bê tông bị nứt vỡ. Nguyên nhân là do đoàn xe chở đất quá tải chạy qua” – một người dân sống cạnh mặt đường bức xúc nói.
Có thể thấy những bức xúc, phản ánh sự việc nêu trên của người dân là hoàn toàn có cơ sở. Và để thông tin được khách quan, chính xác, ngay sau khi ghi nhận sự việc PV đã liên hệ làm việc với chủ đầu tư dự án là UBND phường An Lạc. 

Tuyến đường bê tông có tải trọng cho phép 10 tấn nhưng phải "oằn mình” cõng  đoàn xe tải chở đất có tải trọng lên đến 30 - 40 tấn

Sau khi tiếp nhận thông tin, hình ảnh sự việc do PV cung cấp, ông Nguyễn Quang Hưng - Chủ tịch phường An Lạc cho biết: Về vấn đề hoạt động khai thác, vận chuyển đất tại dự án mà ảnh hưởng đến môi trường thì chúng tôi luôn nhắc nhở và yêu cầu đơn vị thi công nghiêm túc thực hiện. Nội dung PV phảnh ánh tôi sẽ cho kiểm tra lại.
Cũng theo ông Hưng, theo quy định tại dự án thì đơn vị thi công chỉ được phép vận chuyển đất đi tiêu thụ trong vòng bán kính 5km trở lại. Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của chúng tôi thì doanh nghiệp chở đất đi tiêu thụ khắp nơi, có những điểm tiêu thụ có khoảng cách đến cả 20km.
Về nội dung này, người đứng đầu chính quyền phường An Lạc cũng hứa sẽ cho kiểm tra và thông tin lại với PV khi có kết quả.

Trong một diễn biến khác, ngày 30/12/2021, PV quay trở lại hồ An Bài với mong muốn ghi nhận những chuyển biến tích cực tại dự án sau lời hứa kiểm tra của vị Chủ tịch phường An Lạc Nguyễn Quang Hưng. 
Tuy nhiên, chúng tôi đã hoàn toàn thất vọng về hiệu quả lời hứa của ông Hưng, khi mà tình trạng trên vẫn diễn ra kiểu "trước sau như một”, bởi lẽ nạn ô nhiễm vẫn diễn ra, các tuyến đường bê tông hàng ngày vẫn phải  "oằn mình” gánh chịu đoàn xe có dấu hiệu cơi nới thành thùng, chở đất quá tải mà không có dấu hiệu vị ngăn chặn, xử lý từ cơ quan chức năng liên quan của TP Chí Linh. Đặc biệt, nạn chở đất đi tiêu thụ "lậu” ngoài phạm vi 5km vẫn ngang nhiễn diễn ra.

Tàu chở đất đi tiêu thụ "lậu” vượt quá bán kính cho phép là 5km tại dự án nhưng chủ đầu tư dự án không đưa ra bất cứ biện pháp nào để kiểm soát, ngăn chặn?

Trao đổi nhanh qua điện thoại với PV, ông Nguyễn Quang Hưng thừa nhận sự việc: Sau khi kiểm tra thì đúng là doanh nghiệp có vận chuyển đất đi tiêu thụ ngoài bán kính 5km theo quy định.
Với mong muốn có được đầy đủ thông tin, PV đề nghị có buổi làm việc trực tiếp nhưng ông Hưng từ chối và hẹn hôm khác, vì nay ông đang bận họp.
Đảm bảo cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, kết hợp cải thiện môi trường sinh thái để phát triển các ngành kinh tế khác khu vực phường An Lạc, TP Chí Linh – đây chính là mục tiêu đầu tư dự án xây dựng công trình nạo vét lòng hồ An Bài. Thế nhưng mục tiêu này có đạt được hay không lại đang là một dấu hỏi lớn, bởi nhưng gì đã và đang diễn ra tại dự án chỉ là nạn ô nhiễm môi trường và một lượng lớn nguồn tài nguyên đất đang được mang đi tiêu thụ trái phép để phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp hay một nhóm lợi ích tiêu cực nào đó đang tồn tại ở dự án này.

Và những "vấn đề” khác liên quan đến dự án như: công tác tổ chức đấu thầu; các biện pháp thi công, khai thác độ sâu lòng hồ có đảm bảo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng hay không sẽ được Môi trường và Đô thị Việt Nam thông tin trong bái báo sau.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…