moitruongplus Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đang hoàn thiện dự thảo Quy hoạch tổng hợp Lưu vực sông Sê San đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.


Ảnh minh họa

Quy hoạch tổng hợp Lưu vực sông Sê San đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được bắt đầu xây dựng từ năm 2017. Đến nay, Trung tâm đã xây dựng xong báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi lấy ý kiến các đơn vị trong Bộ TN&MT cho hồ sơ quy hoạch tổng hợp lưu vực sông.

Phạm vi của quy hoạch là toàn bộ lưu vực sông Sê San thuộc Việt Nam với tổng diện tích là 11450 km2. Đối tượng quy hoạch là nguồn nước mặt (7 sông, suối liên tỉnh) và nguồn nước dưới đất (các tầng chứa nước khe nứt, lỗ hổng).

Mục tiêu quy hoạch nhằm điều hòa, phân bổ công bằng, hợp lý nguồn nước giữa các đối tượng sử dụng nước, các vùng, các tỉnh trên lưu vực sông có xét đến sự biến động nguồn nước do tác động của biến đổi khí hậu. Bảo vệ được các hệ sinh thái phụ thuộc vào nước, kiểm soát được tình trạng gia tăng ô nhiễm nguồn nước ở các khu dân cư, khu đô thị lớn, khu công nghiệp tập trung. Phát triển tài nguyên nước, nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng nước và phòng, chống các tác hại do nước gây ra.

Đề án đã phân vùng quy hoạch thành 6 tiểu lưu vực Thượng Đăk Bla, Hạ Đăk Bla, Thượng Sê San, Trung Sê San, Hạ Sê San, Sa Thầy. Tổng lượng nước có thể khai thác, sử dụng trên lưu vực sông Sê San đến năm 2030 không vượt quá 14,3 tỷ m3, đến năm 2050 không vượt quá 14,1 tỷ m3.

Dựa vào hiện trạng nhu cầu khai thác sử dụng nước đề án đã xây dựng, đánh giá và lựa chọn kịch bản để đưa ra dự báo nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên nước. Tổng nhu cầu khai thác, sử dụng nước trên toàn lưu vực sông Sê San đến năm 2030 khoảng 1 tỷ m3, đến năm 2050 khoảng 1,5 tỷ m3. Dựa vào mục đích sử dụng nước để phân chức năng nguồn nước gồm cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện và du lịch – dịch vụ.

Đề xuất phương án bảo vệ phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn; Bảo vệ chất lượng nước. Bảo vệ chất lượng nước; Phòng, chống sạt, lở bở, bãi sông; Phòng, chống sụt, lún đất do khai thác nước dưới đất. Thực hiện xây dựng và duy trì mạng quan trắc, giám tài nguyên nước theo Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Đồng thời thực hiện việc giám sát dòng chảy, chất lượng nước để bảo đảm dòng chảy tối thiểu và mục tiêu chất lượng nước trên các sông, suối.

Theo DWRM

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…