moitruongplus Xã Võng Xuyên, Phúc Thọ thu tiền thuê đất khi Hợp đồng đã hết hiệu lực, tạo điều kiện cho lò gạch tồn tại và chuyển đổi mô hình hoạt động khi sử dụng đất sai mục đính, trái luật... Đẩy doanh nghiệp vào sai và đứng trước nguy cơ thiệt hại nhiều tỷ đồng.

Hậu quả từ việc làm không đúng của doanh nghiệp và chính quyền địa phương!

Trong bài viết ra ngày 10/12/2021( https://www.moitruongvadothi.vn/phuc-tho-ha-noi-doanh-nghiep-keu-cuu-a93981.html), Môi trường và Đô thị Việt Nam đã ghi nhận lời "kêu cứu” của ông Đoàn Văn Lâm, ở thôn Bảo Lộc 3, xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội về việc: xin các cấp chính quyền huyện Phúc Thọ tạm dừng cưỡng chế, tháo dỡ xưởng sản xuất thành phẩm gỗ ép rộng 4.800 m2 của gia đình ông, tạo điều kiện để đơn vị được sản xuất đến hết tết nguyên đán năm 2022.

Căn nguyên của sự việc, PV xin được tóm lược lại, bám theo hồ sơ mà ông Đoàn Văn Lâm cung cấp như sau: năm 2001, gia đình ông Lâm là một trong những hộ được giao thầu, đấu thầu, nhận khoán với xã Võng Xuyên để cải tạo sản xuất nông nghiệp. Hợp đồng được ký ngày 6/11/2001 tại UBND xã Võng Xuyên với nội dung: Giao khoán sử dụng mặt bằng để sản xuất vật liệu xây dựng trong thời gian 01 năm (từ ngày 06/11/2001 đến 06/11/2002).


Hợp đồng giao khoán sử dụng đất được ông Đoàn Văn Lâm ký với UBND xã Võng Xuyên năm 2001

Hết hợp đồng, gia đình ông vẫn sử dụng mặt bằng để sản xuất nông nghiệp và sản xuất gạch nung. Đến năm 2011, thực hiện Văn bản số 10007/UBND -XD ngày 19/12/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc "Thí điểm công nghệ xử lý khói lò gạch nung", ông Đoàn Văn Lâm được UBND huyện Phúc Thọ ký "Phê duyệt Đề án sản xuất gạch đất nung có hệ thống xử lý khói thải không gây ô nhiễm môi trường".

Nhưng có một điều lạ là: Hợp đồng giao khoán sử dụng mặt bằng để sản xuất vật liệu xây dựng đã hết thời hạn từ ngày 6/11/2002 đến 30/9/2012. Nhưng không hiểu vì lý do gì UBND xã Võng Xuyên lại không thực hiện việc thu hồi đất, trả lại mặt bằng như đã ký, mà UBND xã Võng Xuyên và huyện Phúc Thọ vẫn tạo điều kiện cho gia đình ông Lâm tiếp tục sản xuất lò gạch và cho chuyển đổi mô hình hoạt động, thu tiền thuê đất đều đặn ngoài hợp đồng.

Hợp đồng giao, nhận khoán đất công để sản xuất nông nghiệp được Chủ tịch UBND Võng Xuyên Khuất Văn Thảo ký với ông Đoàn Văn Lâm năm 2012.

Nghiêm trọng hơn, ngày 1/10/2012, ông Khuất Văn Thảo - Chủ tịch UBND xã Võng Xuyên (nay là Bí thư Đảng ủy, kiêm Chủ tịch HĐND) tiếp tục ký Hợp đồng giao, nhận khoán 6.250m2 đất công để sản xuất nông nghiệp từ ngày 1/10/2012 đến ngày 30/9/2017. Mức thu và thanh toán hoa lợi rất thấp 971kg cá/ năm ( theo tiêu chuẩn: 35% cá thức loại 1 còn 65% cá mè các loại). Mặt khác, UBND xã Võng Xuyên và UBND huyện Phúc Thọ lại cho doanh nghiệp hoạt động, sản xuất lò gạch trái với mục đích thuê đất theo hợp đồng. Đồng thời, ký nhiều Quyết định: Phê duyệt Đề án sản xuất gạch đất nung có hệ thống xử lý khói thải không gây ô nhiễm môi trường, lò úp vung...  và thu tiền thuê đất khi hợp đồng đã hết thời hạn.

Việc làm này của Lãnh đạo xã Võng Xuyên cũng như UBND huyện Phúc Thọ đã vô hình chung thúc đẩy, cổ súy cho việc làm sai của doanh nghiệp. Dẫn đến việc doanh nghiệp không nhìn ra cái sai của chính mình để khắc phục, điều chỉnh và có hướng đầu tư phù hợp, đúng pháp luật.

Để rồi hậu quả đáng tiếc xảy ra, khi 4.800m2 nhà xưởng của doanh nghiệp đầu tư, xây dựng hàng chục tỷ đồng đang đi vào hoạt động sản xuất, buộc phải thực hiện lệnh cưỡng chế thu hồi theo Quyết định của huyện Phúc Thọ. Đẩy công nhân vào tình trạng thất nghiệp ngay trong lúc dịch bệnh khó khăn, Doanh nghiệp thì đứng trên bờ vực phá sản.

Cơ sở sản xuất của ông Đoàn Văn Lâm là 1 trong 33 đơn vị buộc phải tháo dỡ trên địa bàn xã Võng Xuyên

UBND xã Võng Xuyên và huyện Phúc Thọ có đang làm sai?

Để tìm hiểu vai trò quản lý của cấp ủy, chính quyền xã Võng Xuyên trong công tác quản lý địa phương, cũng như hướng dẫn để các doanh nghiệp xây dựng, sản xuất theo đúng pháp luật, ngày 13/12/2021, PV đã có buổi làm việc với ông: Khuất Văn Thảo – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND và ông Lê Đình Bình – Chủ tịch UBND xã.

Trước những thắc mắc của PV về việc, tại sao hết hợp đồng thuê đất, UBND xã Võng Xuyên vẫn để hộ ông Đoàn Văn Lâm tiếp tục xây dựng, không quyết liệt ngăn chặn và có hướng dẫn để đơn vị thực hiện đúng, mà lại để xảy ra những hệ lụy về đất đai, môi trường và thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp, đến mức phải thực hiện cưỡng chế như yêu cầu của UBND huyện Phúc Thọ?

Trước nội dung này, ông Lê Đình Bình cho biết: "Chúng tôi đều có biên bản dừng hết, nhưng không chấp hành. Các anh cho rằng đối với địa phương vẫn có sự tạo điều kiện. Cái nội dung này thì anh em chúng tôi cũng phải nhận cái thiếu sót. Huyện cũng phải phê bình chúng tôi rồi. Cá nhân tôi là chủ tịch UBND xã phải chịu kiểm điểm về nội dung này”.

Còn thông tin doanh nghiệp của ông Đoàn Văn Lâm vẫn đóng tiền thuê đất theo mức khoán như hợp đồng khi đã hết thời hạn? Thì ông Khuất Văn Thảo cho rằng: Việc thu này đã được Lãnh đạo huyện và huyện chỉ đạo cho thu. "Lúc ý Huyện ủy cũng bàn mãi đấy. Lúc ý chị Hằng mà bây giờ là Bí thư quận Tây Hồ , chị bảo bây giờ mà bỏ thì vô lý. Người ta làm, thế thì cứ yêu cầu UBND huyện thực hiện. Thực tế người ta khai thác thì phải có trách nhiệm đóng góp vào ngân sách nhà nước. Còn cái việc xử lý thì vẫn phải xử lý”.

Đại diện PV Môi trường và Đô thị Việt Nam làm việc với lãnh đạo xã Võng Xuyên

PV tiếp tục thắc mắc: Chính quyền để doanh nghiệp hoạt động và thu tiền, thì tại sao không gia hạn Hợp đồng để doanh nghiệp được hoạt động đúng pháp luật? Việc thu tiền của UBND xã Võng Xuyên khi thời hạn Hợp đồng đã hết hiệu lực liệu có đúng quy định pháp luật? Và UBND xã Võng Xuyên, UBND huyện Phúc Thọ có đang gián tiếp đẩy doanh nghiệp vào sai lại thêm sai, gánh hậu quả thiệt hại phải cưỡng chế như bây giờ?

Ông Lê Đình Bình liền phân trần: "Gia hạn hợp đồng lại càng trái. Không thu lại càng bỏ phí”.

Để nắm rõ sự việc, PV xin Lãnh đạo xã Võng Xuyên cung cấp các văn bản chỉ đạo thu tiền, xử lý, kiểm điểm trách nhiệm của Huyện Phúc Thọ và xã Võng Xuyên, thì ông Bình cho hay: Việc chỉ đạo thu tiền, chị Hằng phát biểu tại hội nghị. Còn về các văn bản chỉ đạo của UBND xã Võng Xuyên trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm xã không giữ bất cứ văn bản nào.

"Hoàn toàn văn bản chúng tôi nộp 100% vào Ủy ban huyện, đã đóng thành tập gửi hết bản gốc cho Phòng Tài nguyên Môi trường. Bây giờ chúng tôi chỉ thực hiện theo cưỡng chế của huyện thôi".

Ngoài ra ông Thảo còn cho biết thêm: "không chỉ mấy hộ này đâu, còn các hộ vi phạm khác nữa. Cũng vi phạm đất nông nghiệp, vừa rồi kế hoạch 33 hộ thì vận động được 28 hộ tháo dỡ”.

Qua những chia sẻ của ông Khuất Văn Thảo – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND và ông Lê Đình Bình – Chủ tịch UBND xã Võng Xuyên, thì trách nhiệm quản lý địa phương đang ở đâu khi để hoàng loạt sai phạm ngang nhiên tồn tại? Có hay không việc tiếp tay cho doanh nghiệp vi phạm và vô tình đẩy hàng chục doanh nghiệp vào tình cảnh trắng tay, nợ nần?!.
Thiết nghĩ, UBND Thành phố Hà Nội; Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; Huyện ủy, UBND huyện Phúc Thọ cần sớm vào cuộc kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm trách nhiệm của UBND xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ trong việc quản lý đất đai, môi trường và nhất là việc thực hiện hợp đồng giao, nhận, sử dụng, khoán đất công, áp giá đất...tại xã Võng Xuyên.

Đồng thời có hướng chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn, giúp doanh nghiệp "sống lại”,  góp phần phát triển kinh tế địa phương, ổn định chính trị đất nước, chung tay cùng Chính phủ vượt mọi khó khăn chiến thắng đại dịch Covid- 19 như lời Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…