moitruongplus UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch phục vụ cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Quy chuẩn này sẽ có hiệu lực áp dụng từ ngày 15/7/2021.

Được biết, QCĐP 01:2021/NA về chất lượng nước sạch phục vụ cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Sở Y tế Nghệ An chủ trì, ban soạn thảo biên soạn trên cơ sở quy định giao quyền tại QCVN 01-1:2018/BYT, Sở Y tế trình duyệt và được UBND tỉnh Nghệ An ban hành theo Quyết định 12/2021/QĐ-UBND ngày 30/6/2021.

Việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nghệ An góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, theo dõi, kiểm soát tốt nhất chất lượng nguồn nước trên cơ sở lựa chọn các thông số đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguồn nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại các cơ sở cung cấp nước nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Nghệ An vừa ban hành Quyết định Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch phục vụ cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh

Các thông số đáng chú ý tại nhóm A trong quy chuẩn này như thông số vi sinh vật Coliform trên đơn vị tính CFU/100 mL ngưỡng giới hạn cho phép phải <3; E.Coli hoặc Coliform chịu nhiệt trên đơn vị tính CFU/100 mL ngưỡng giới hạn cho phép phải <1. Đối với các thông số cảm quan và vô cơ như AS ngưỡng giới hạn cho phép phải 0,01 trên đơn vị tính mg/L; không có mùi, vị lạ…

Các thông số nhóm B như Tụ cầu vàng trong ngưỡng <1 trên đơn vị CFU/100mL; Trực khuẩn mủ xanh trong ngưỡng <1 trên đơn vị CFU/100mL; Amoni trong ngưỡng 0,3 trên đơn vị mg/L; Antimon trong ngưỡng 0,02 trên đơn vị mg/L; Bari trong ngưỡng 0,7 trên đơn vị mg/L; Chì trong ngưỡng 0,01 trên đơn vị mg/L…các thông số chất lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép trong quy chuẩn này có tất cả 99 thông số.

Đơn vị cấp nước phải tiến hành thử nghiệm toàn bộ các thông số chất lượng nước sạch nhóm A, nhóm B trong Danh mục các thông số chất lượng nước sạch quy định tại Điều 4 trong quy chuẩn này trong các trường hợp như: Trước khi đi vào vận hành lần đầu; Sau khi nâng cấp, sửa chữa lớn có tác động đến hệ thống sản xuất; Khi có sự cố về môi trường có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch; Khi xuất hiện rủi ro trong quá trình sản xuất có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và đình kỳ 3 năm 1 lần kể từ lần thử nghiệm toàn bộ các thông số gần nhất.

Ngoài ra, đối với các đơn vị cấp nước tần suất thử nghiệm đình kỳ đối với các thông số chất lượng nước sạch nhóm A là 1 tháng/1 lần; đối với nhóm B là 6 tháng/1 lần.

Theo Báo TNMT

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…